II. Những phương pháp dập tắt trah cã
15. NGHĨA TỰ TỨ
Hằng năm, sau ba tháng kiết hạ an cư, chư Tăng làm lễ Tự tứ vào dịp Vu-lan rằm tháng bảy. Tự tứ là dịch nghĩa chữ Phạn Pravàrana, phiên âm là Bát-hòa-la. Từ này còn được dịch là tùy ý, thỉnh thỉnh. Nghĩa là sau khi kết thúc an cư, mỗi Tỳ-kheo phải tự nguyện đưa mình ra trước đại chúng, nhờ các vị đồng phạm hạnh, nếu thấy hoặc nghe, hoặc nghi ta phạm lỗi, họ sẽ vui lòng chỉ bảo, để cho ta biết mà sám hối sửa chữa những lỗi lầm. Nhờ vậy, mọi người sẽ trở nên hoàn thiện, xứng đáng là hàng trưởng tử của đức Như Lai.
Phương thức xây dựng này hoi khác với thế thường. Bởi vì, thường tình, chúng ta rất giàu tự ái, không mấy ai muốn người khác biết những khuyết điểm của mình, lại càng không muốn người khác nêu ra những lỗi lầm mà ta phạm phải. Giả sử có ai đó động đến tên tuổi, bản ngã của ta, thì ta sẽ phản ứng lại nhiều hình thức “ăn miếng trả miếng”. “bốn chín sẽ gặp năm mươi”, “vỏ quít dày thì móng tay nhọn”, v.v… Khi kẻ khác chạm đến chỗ yếu của ta, đó là một sự xúc phạm khó mà tha thứ được. Thế nên, phương Tây có câu tục ngữ: “Người ta có thể tha thứ cho kẻ thù của mình, chứ không ai có thể tha thứ cho kẻ đã làm nhục mình”. Điều đó đủ nói lên thiện chí xây dựng và sự phục thiện là những gì hiếm có trên cõi đời này.
Để tránh những rắc rối, phiền toái, khi chung sống với xả hội, có một số người lạo chủ trương một cực đoan khác. Tức là chỉ đề cao điều thiện của thiên hạ, chứ không đá động đến điều ác của tha nhân, bằng một thái độ tỏ ra rất cao thượng, như nói: “Người quân tử chỉ ca ngợi những người đức hạnh
của người, chứ không rêu rao những lỗi lầm của thiên hạ” (Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác). Do đó dẫn đến quan niệm: “Khi nghe ai vạch lỗi lầm của người khác thì cũng giống như họ kêu tên của cha mẹ mình; thế nên, tai có thể nghe, nhưng miệng thì không nên phụ họa” (Văn nhân chỉ quá thất như văn phụ mẫu chi danh, nhĩ khả đắc văn, khẩu bất khả đắc ngôn). Từ quan điềm đó, họ bèn rút ra một nguyên tắc sống: “Mình tự quét xong sương trước cửa, mặt ai để đọng tuyết trên nhà”. (Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, mạc quản tha nhân ốc thượng sương).
Chủ trương này mới nghe qua thật cao thượng và hấp dẫn, nhưng lại dễ rơi vào tình trạng cầu an và tiêu cực. Vì hành vi đó chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho bản thân mình, còn trách nhiệm đối với nhân quần xã hội, cùng nhau xây dựng, dìu dắt nhau tiến bộ thì hoàn toàn chưa ổn.
Để tránh hai cực đoan trên, Tăng đoàn thực hiện một một giải quyết trung dung là Tự tứ. Tự tứ là nhằm mục đích xây dựng Tăng đoàn có một đời sống cao khiết, thanh tịnh và an lạc thực sự. Bởi vì, Tăng đoàn là một tập thể sống hòa hợp, vô ngã, đeo đuổi một mục đích tối thượng là giác ngộ và giải thoát. Và muốn thực sự giải thoát giác ngộ thì phải nỗ lực đoạn trừ tận gốc ngã chấp và ba độc tham, sân, si. Vì ba độc và ngã chấp vốn là những trở lực chủ yếu trên tiến trình hướng đến mục tiêu giác ngộ. Điều đó bất cứ một người xuất gia nào cũng quán triệt. Thế nên, ba tháng an cư là khoản thời gian lý tưởng nhất để tu tập dẹp trừ các chướng ngại ấy. Và, nếu chưa diệt trừ hoàn toàn tận gốc tham, sân, si và ngã chấp thì ít nữa ta cũng đã uốn dẹp các thứ phiền não này đến một mức độ nào đó khiến chúng không còn đủ sức khống chế và sai khiến ta. Khi đã giành được quyền tự chủ, ta sẽ dễ dàng hành động theo một chiều hướng vô ngã, không cố chấp, với một tấm lòng vị tha, có trí tuệ sang suốt soi đường.
Do đó, khi Tự tứ, mọi người đều có chung một niềm tin: tin mình và tin người. Tin mình tức là tin rằng trải qua ba tháng tu học, mình tiến bộ chứ không thoái hóa, nghiêm túc chứ không phóng túng, tinh chuyên chứ không biếng nhác, chân thật chứ không giả dối, v.v…; Còn tin người là tin các vị đồng phạm hạnh là những người vị tha chứ không ích kỷ, vô tư chứ không thiên vị, từ mẫn chứ không ác ý, xây dựng chứ không đả phá v.v… Cụ thể là người đứng ra cử tội – phê bình xây dựng người khác – phải hội đủ năm đức tính:
2. Nói thành thật, không giả dối; 3. Vì lợi ích, không phải vì tổn hại; 4. Vì từ tâm, chứ không có ác ý;
5. Nói năng nhã nhặn, không nói thô lỗ;
Đó là những điều kiện cần thiết của người đứng ra cử tội hay nhận Tự tứ, đồng thời vị này cũng phải hội đủ năm đức tính:
1. Không thiên vị; 2. Không giận dữ; 3. Không si mê; 4. Không khiếp sợ;
5. Biết ai Tự tứ rồi, ai chưa Tự tứ.
Đó là những điều kiện, những nguyên tắc theo luật định để bảo đảm cho sự Tự tứ đạt đến kết quả tốt nhất.
Luật còn quy định người đang bệnh không được ngăn cản người bệnh Tự tứ. Người bệnh cũng không được ngăn cản người mạnh Tự tứ. Trái lại, người không bệnh cũng không được ngăn cản người bệnh Tự tứ. Nếu ai vi
phạm các cấm chế trên sẽ phạm tội Đột-cát-la (tức ác tác: hành vi xấu).59
Đó là những biện pháp cần thiết liên quan đến những người bệnh, Ngoài ra, một người khi muốn cử tội người khác hay ngăn cản người khác Tự tứ thì ba nghiệp thân, khẩu ý phải thanh tịnh. Nếu một trong ba nghiệp không thanh tịnh thì không có quyền cử tội bất cứ một ai; và nếu có cử tội, thì lời cử tội ấy được coi như vô giá trị. Bởi vậy, chỉ có những người ba nghiệp thanh tịnh mới có quyền cử tội người khác. Nhưng, khi cử tội người khác về các trường hợp hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghi, phải trình bày rành mạch, có chứng cứ xác thực, thì sự cử tội ấy mới có giá trị. Trái lại, nếu trình bày không rõ ràng, khi bị chất vấn mà trả lời lúng túng, không trôi chảy, thì lúc bấy giờ vị luật sư kết tội trở lại vị ấy. Nghĩa là, nếu người ấy tố cáo người khác phạm tội Ba-la-di (tội phạm bị loại ra khỏi Tăng đoàn), thì kết vị ấy phạm tội Tăng-tàn (như người đã bị tàn phế). Nếu như người ấy tố cáo
người khác phạm tội Tăng-tàn, thì sẽ kết tội vị ấy phạm thâu-lan-giá (kém hơn tội Tăng tàn một bậc), v.v…tức là kết ông ta phạm một tội danh thấp
hơn một bậc đối với tội mà ông ta đã tố cáo người khác. [ Sđd, tr.839c].
Trường hợp này nhằm đảm bảo thiện chí xây dựng hết sức vô tư, khách quan, đạt đến hiệu quả tốt nhất, tránh tối đa những lục đục, xáo trộn không hay có thể xảy ra trong nội bộ Tăng đoàn.
Một điểm đáng bàn nữa là vấn đề bất hồi tố trong việc Tự tứ. Nghĩa là khi Tự tứ, nếu có một Tỳ-kheo nào đó từng phạm lỗi lầm mà đại chúng hoàn toàn không biết, đến khi Tự tứ xong, Tăng chúng mới khám phá ra tội của Tỳ-kheo ấy, bấy giờ tội phạm đó coi như được thông qua, không ai có quyền cử tội trở lại. Nếu ai còn khui lại những lỗi lầm của người ấy, Tăng chúng cứ theo luật mà trị phạt kẻ sinh sự này, trừ trường hợp tội phạm mà người kia gây ra còn di hại nặng nề đến hiện tại. Như vậy, sự Tự tứ mang một ý nghĩa khích lệ, cổ vũ và thông cảm hơn là nhằm mục đích trách phạt hay chế tài. Vả lại, đặc tính của Tăng đoàn là nhất trí, thanh tịnh và hòa hợp. Nếu thiếu các yếu tố này thì ý nghĩa của Tăng Bảo sẽ không còn trọn vẹn. Thế nên, người xuất gia ngoài trách nhiệm nỗ lực tu học, hoàn chỉnh nhân cách của chính mình, còn có trách nhiệm bảo vệ thanh danh cho tập thể, trong tinh thần xây dựng, thương yêu, nâng đỡ, với ý thức “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.
Ngày Tự tứ thường nhằm đúng dịp Vu-lan báo hiếu. Đó là một ngày lễ truyền thống trọng đại của cả dân tộc; mọi người đều có cơ hội tốt để báo đáp ân sâu nặng. Các vị xuất gia được thêm một tuổi đạo, gọi là tuổi hạ. Tuổi hạ khác với tuổi đời. Tuổi đời được tính bằng chiều dài của thời gian; còn tuổi hạ là do kết tinh những công hạnh cao đẹp, những thành quả thu hoạch được do nỗ lực tinh chuyên tu học suốt trong ba tháng hạ, khiến cho lòng từ trải rộng, trí tuệ mở mang. Thế nên, khi giải hạ, có thể có người đã đạt đến đích cứu cánh, còn lại phần đông đang tiến gần đến mục tiêu đã định hướng, với những hành trang cần thiết để vững bước đi lên phía trước. Đó là niềm tin, đạo lực, sự quyết tâm. Và trí tuệ soi đường.
Trong dịp này, người xuất gia cảm thấy hân hoan đã đành, mà các Phật tử tại gia cũng vô cùng phấn khởi. Vì trải qua ba tháng hạ, họ đã hoàn thành trọng trách hộ trì Tam Bảo, giúp đỡ chư Tăng tu học. Thế nên, họ cũng có quyền chia sẻ một phần nào thành quả mà chư Tăng đã gặt hái được. Hơn nữa, chính bản thân các Phật tử cũng lợi ích rất nhiều qua sự gần gữi chư Tăng trong mùa hạ để học hỏi chánh pháp và nghiêm trì giới hạnh. Nhờ vậy mà phiền não mỗi lúc dần vơi, ánh đạo ngày thêm bừng sáng.
Ngày Tự tứ cũng là ngày chư Phật hoan hỷ. Bởi vì các đệ tử đã vâng hành Thánh giáo, giữ đúng truyền thống, mỗi năm cấm túc an cư ba tháng để trau dồi thân tâm, tịnh tu phạm hạnh, thành tựu mục đích tối thượng mà chư Phật đã dạy truyền. Khi mà cuộc đời này còn có những kẻ xả thân vì đạo, hy sinh suốt cả đời mình cho sự nghiệp tìm ra chân lý, hoằng pháp lợi sinh, đến ngày chiến thắng ca khúc khải hoàn; thì quả thật trần gian này vô cùng tốt đẹp, đáng cho ta trân trọng và yêu quí biết bao!
---o0o---