Như thảo phú địa Tì-ni:

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 94 - 95)

II. Những phương pháp dập tắt trah cã

07. Như thảo phú địa Tì-ni:

Theo Luật Tăng-kỳ, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, có hai hội chúng Tỳ-kheo cùng sống chung một trú xứ. Một hôm, vị lãnh tụ hội chúng thứ nhất là Thanh Luận đi cầu xong định dội nước, thì thấy trong thạp nước có vi sinh trùng, liền lấy cỏ bỏ lên thạp nước để làm dấu. Người đệ tử y chỉ của vị lãnh tụ thứ 2, sau đó vào cầu tiêu, thấy trên thạp nước có cỏ, liền nói: “Kẻ nào không biết hổ thẹn, đem cỏ bỏ lên thạp nước”. Người đệ tử tùy tùng của vị lãnh tụ thứ nhất nghe nói thế, liền khiển trách người đó: “Vì sao người dám đả kích Hòa thượng của ta là kẻ không biết hổ thẹn?” Do sự kiện này mà 2 hội chúng phát sinh tranh cãi dữ dội. Cuối cùng, sự việc ấy được trình lên đức Phật, Phật bảo tôn giả Ưu-ba-li đi giảng hòa. Rồi tôn giả A-nan thỉnh giáo Phật về phương pháp giảng hòa này, Phật dạy: “Này A-nan, nếu trong một trú xứ, các Tỳ-kheo tranh cãi nhau rồi chia rẽ thành 2 nhóm khiến cho Tăng chúng sống bất an, thì một vị trưởng lão có đức hạnh đại diện cho nhóm thứ nhất đến trước hội chúng thứ 2, nói như sau: “Này các Đại đức, vì sao chúng ta đã có niềm tin, xuất gia, cùng sống trong một chánh pháp mà tranh cãi nhau, gây nên bất hòa, 2 hội chúng không nhường nhịn nhau, người nào cũng sinh ác tâm, lời qua tiếng lại, không xử sự đúng pháp, làm cho chúng ta phải sống trong nỗi bất hạnh. Tất cả đều do không khéo tư duy mà

ra nông nổi, khiến cho đời này sống khốn khổ, đời sau phải đọa vào ác đạo. Này các Đại đức, chúng ta phải đồng lòng chấm dứt sự tranh cãi này, như rải cỏ trên đất. Nay tôi hướng đến các Đại đức sám hối, mỗi người nên nguôi giận, để chúng ta cùng được sống chung trong không khí hòa hợp”.

Thế rồi, Hội chúng thứ hai, một vị có đức hạnh đại diện, cũng hướng đến Hội chúng thứ nhất, nói lời sám hối như vậy.

Sau khi cả hai bên đã đồng lòng hòa giải theo thể thức. Như thảo phú địa này rồi, nếu ai còn khơi lại sự tranh cãi, thì phạm tội Ba-dật-đề.

Tóm lại, nguyên nhân gây ra sự xích mích, bất hòa giữa Tăng chúng với nhau tuy rất phức tạp, nhưng chung qui cũng chỉ bao gồm trong 4 yếu tố chính là Ngôn tránh, Phạm tránh, Mích trách và Sự tránh mà thôi. Do vậy, mỗi khi có sự xích mích, bất hòa phát sinh trong hàng ngũ Thánh chúng, cũng chỉ cần khéo léo vận dụng 7 phương pháp Diệt tránh kể trên là có thể giải quyết ổn thỏa.

Thiết nghĩ, Tăng đoàn đệ tử của Phật tuyệt đại đa số là những người mang hoài bão sự giải thoát mình và giải thoát tha nhân; lại được diễm phúc thọ trì một loại Giới luật tương đối khá hoàn chỉnh, do thế ít khi xảy ra những lục đục dẫn đến đổ vỡ trầm trọng. Thảng hoặc có sự tranh chấp, xích mích nào đó khởi lên trong nội bộ, thì Tăng sẽ dùng những nguyên tắc rất thiết thực và hữu hiệu-được gọi là pháp Diệt tránh trên đây-để giải quyết, ngõ hầu khôi phục bản chất thanh tịnh và hòa hợp của Tăng đoàn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy có một vài trường hợp đặc biệt nào đó mà sự chia rẽ của Tăng chúng không thể hàn gắn được thì thường là do hai nguyên nhân: Một là cả hai bên Nguyên cáo và Bị cáo đều nhuốm phải nghiệp chướng nặng nề, khiến cho tâm trí si ám, mất sự tỉnh táo. Hai là do ngoại nhân có dã tâm bất chính, nhúng tay vào nội bộ Tăng đoàn, tìm cách phân hóa, để dễ bề thao túng hàng ngũ Phật giáo, hầu đem lại lợi ích cho riêng mình.

---o0o---

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)