Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 87 - 89)

 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ TTKDTM tại BIBV Cầu Giấy

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ TTKDTM tại BIDV Cầu Giấy sau khi phân tích độ tin cậy và loại bỏ 2 biến thành phần không đủ tiêu chuẩn còn lại 23 biến quan sát đảm bảo tính đồng nhất. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra sự hội tụ của các biến cùng với các thành phần. Theo Garson (2003) nếu cỡ mẫu lớn hơn 100 thì chỉ số KMO ≥ phải lớn hơn 0.55 và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.742 > 0.55, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s là 972.913 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000< 0.05, điều này cho thấy các biến có tương quan với nhau và đáp ứng điều kiện phân tích nhân tố (Bảng 3b-phụ lục 2).

Kết quả thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax cho thấy 23 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 7 nhóm. Giá trị tổng phương sai trích = 72.727% > 50% đạt yêu cầu nên có thể nói rằng 7 nhân tố này giải thích 72.727% biến thiên của dữ liệu. Bảng ma trận thành phần được thiết lập với các thành phần thứ 1 và thứ 2 là các biến quan sát của các thang đo lợi ích dịch vụ thanh toán, hạ tầng công nghệ và mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán và thang đo lòng trung thành của khách hàng. Các biến thành phần đều có hệ số tải >0.55 nên được chấp nhận ngoại trừ biến CL4 và IT4 vì có hệ số tải làn lượt là .535 và .548 <0.55. Tương tự các biến quan sát trong thành phần từ thứ 3 đến thứ 7 liên quan đến các thang đo đặc điểm khách hàng, đội ngũ nhân viên và chính sách của ngân hàng đều có hệ số tải >0.55 nên được chấp nhận (Bảng 3b-phụ lục 2).

Sau khi phân tích nhân tố lần 1, các thang đo yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụTTKDTM tại BIDV Cầu Giấy còn lại 21 biến và được chia thành 6 yếu tố gồm CB, CL, BS, IT, SQ và BP. Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố lần 2 với 21 biến thành phần đủ điều kiện. Kết quả cho thấy chỉ số

KMO là cả 0.799 > 0.55, kiểm định thành phần Barlett’s là 852.262 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05, điều này cho thấy các biến có tương quan với nhau và đáp ứng điều kiện phân tích nhân tố lần 2 (Bảng 3c – phụ lục 2). Kết quả ma trận nhân tố xoay cho thấy các biến thành phần đều có hệ số tải >0.55 trong đó thành phần IT1 có hệ số tải cao nhất .874 và thành phần CL4 có hệ số tải thấp nhất.

 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo hoạt động dịch vụTTKDTM tại BIDV Cầu Giấy

Thang đo hoạt động dịch vụTTKDTM tại BIDV Cầu Giấy gồm 2 biến thành phần ECP1 và EPC2. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO có giá trị 0.619 và kiểm định Bartlet có giá trị sig. là .000 nên các biến có tương quan với nhau và đáp ứng điều kiện phân tích nhân tố. Kết quả phân tích ma trận thành phần cho thấy hệ số tải của của các biến thành phần lần lượt là .816 và .855 >0.55 nên được chấp nhận (Bảng 3c-phụ lục 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)