Chính sách, chiến lược kinh doanh và nâng cao năng lực đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 43 - 46)

Chính sách của ngân hàng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh. Các chính sách này phản ánh chiến lược kinh doanh của ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong quản lý từng lĩnh vực hoạt động, thiết lập tính thống nhất trong hệ thống quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan [12] Ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt không thể không có các mục tiêu chiến lược rõ ràng, trong đó xác định các kết quả kỳ vọng để thực hiện chúng. Ví dụ nếu ngân hàng lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận

trội. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt ngân hàng phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.

Mục tiêu quan trọng nhất mà bất cứ ngân hàng nào cũng hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của ngân hàng thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Ngân hàng cũng có thể đưa các mục tiêu khác vào chiến lược kinh doanh như tăng trưởng, thị phần, chất lượng, giá trị khách hàng… Việc lựa chọn mục tiêu nào phụ thuộc vào ngành nghề và giai đoạn phát triển của mỗi ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng cũng phải rất thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận kế toán hàng năm làm mục tiêu chiến lược kinh doanh vì nó có thể dẫn dắt ngân hàng đi theo hướng phát triển không bền vững.

Thiết lập chiến lược nâng cao năng lực đội ngũ là bước quan trọng cho sự phát triển chung của mọi ngân hàng. Kế hoạch phát triển chuyên môn nghề nghiệp vững chắc sẽ là nền tảng tốt giúp cho mỗi nhân viên đều có thể nâng cao kỹ năng của họ, và đồng thời mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Để xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động có năng lực làm việc cao, nhà quản lý cần tạo điều kiện để họ cống hiến, đóng góp cho doanh nghiệp, thiết lập những tiêu chuẩn cao hơn, khuyến khích giao tiếp cởi mở, tin tưởng nhân viên của mình, giúp họ phát triển và xây dựng một cộng đồng khăng khít trong môi trường làm việc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng, cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực.

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực

cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các phòng giao dịch nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc [11, 12].

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các ngân hàng thương mại. Các công trình nghiên cứu liên quan đã xem xét các khía cạnh đa chiều về đặc điểm, vai trò của TTKDTM trong bối cảnh cách mạng 4.0, hội nhập kinh tế toàn cầu và sự bùng nổ các thành tựu nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin. Tác giả cũng đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại. Đây là cơ sở để tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)