Mạng lưới cung cấp dịch vụ là kênh phân phối, công cụ trực tiếp đưa sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Mục tiêu lớn nhất trong chiến lược phát triển mạng lưới dịch vụ mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong muốn đạt được đó là hướng đến những kênh phân phối đa năng, không chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ huy động vốn, cho vay hay thanh toán, chuyển tiền, mà còn có thể cung cấp thêm nhiều sản phẩm khác. Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng giúp ngân hàng nắm bắt nhu cầu khách hàng để từ đó cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình, đồng thời cũng là
công cụ hữu hiệu khuếch trương hình ảnh của ngân hàng. Trong khi một số ngân hàng đang tích cực áp dụng các công nghệ số và đẩy mạnh các kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking hay AtutoBanking, thì nhiều ngân hàng vẫn tập trung phát triển các kênh truyền thống vật lý là mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, dù rằng việc này không còn dễ dàng như giai đoạn trước. Ngoài ra, trong bối cảnh hoạt động ngân hàng tại các đô thị lớn đã trở nên quá cạnh tranh, việc đẩy mạnh phát triển mạng lưới tại các tỉnh/thành, huyện/thị có thể giúp các ngân hàng tối ưu hóa chi phí và hoạt động, mang lại nhiều lợi ích hơn, phù hợp với định hướng của nhà điều hành. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều vùng được quy hoạch ồ ạt nhằm thu hút nguồn vốn lớn, dẫn đến tài sản và thu nhập của người dân tăng vọt, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ đó cũng cao hơn. Đồng thời để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt các ngân hàng cần phải phát triển được trụ sở vật lý đi trước, từ đó mới có cơ hội tiếp cận khách hàng ở những địa bàn khác ngoài thành phố, cung cấp, hướng dẫn cho họ những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từ truyền thống, cơ bản cho đến hiện đại.