sống ngƣời dân bị thu hồi đất
Thu hồi đất và di chuyển chỗ ở của người dân có thể gây ra sự thiếu thốn nghiêm trọng và những tổn hại về KT - XH, mơi trường nếu khơng có một kế hoạch cẩn thận. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), để tránh hoặc tối thiểu hoá
những tổn thất khi thực hiện dự án thì việc thu hồi đất và TĐC là không thể tránh khỏi, những kế hoạch này nên được lên kế hoạch và thực hiện như một dự án phát triển. ADB chỉ ra rằng những người ảnh hưởng nên được hỗ trợ để họ cải thiện mức sống, hoặc ít nhất là khơi phục cuộc sống của họ, bằng cuộc sống cũ, hoặc cao hơn trước khi họ bị thu hồi đất và di chuyển [95]. Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2004), phục hồi thu nhập là một phần quan trọng của chính sách thu hồi đất khi những người bị ảnh hưởng mất đi cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc làm hoặc các nguồn thu nhập khác [121]. Các phương án tạo thu nhập bao gồm: (i) Tín dụng trực tiếp đối với kinh doanh nhỏ và tự làm; (ii) Xây dựng các kỹ thuật thông qua đào tạo; (iii) Hỗ trợ trong việc tìm kiếm các cơ hội trong doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân và (iv) Ưu tiên đối với những người bị ảnh hưởng trong việc tuyển chọn lao động liên quan đến dự án hoạt động. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, khơng phải chỉ là thu nhập mà cịn cả sinh kế bền vững cho những đối tượng bị tổn thương do thu hồi đất. Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi nếu bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khơng làm xói mịn nền tảng nguồn lực tự nhiên.
Trong vòng bốn thập niên qua, hầu hết các quốc gia đang phát triển đã tiến hành rất nhiều dự án, di dời một số lượng lớn người dân. Trung Quốc là một trong những nước có hình thức sở hữu đất đai giống Việt Nam và quan tâm đến việc phục hồi cuộc sống của người dân trong TĐC từ rất sớm. Theo Ngân hàng Thế giới, một dự án TĐC thành cơng điển hình ở Trung Quốc và được Ngân hàng Thế giới đưa vào diện “thực thi tốt” là dự án đập thủy điện Shuikou (Trung Quốc). Điểm quan trọng của dự án này là các nhà TĐC Trung Quốc đã lên kế hoạch kỹ lưỡng, tổ chức thực hiện và giám sát công tác TĐC theo hướng hỗ trợ người dân phục hồi được thu nhập
[120]. Trong dự án TĐC này, các mục tiêu chính bao gồm việc đền bù đầy đủ cho tất
cả thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà cửa, để tạo điều kiện cho phục hồi nền tảng sản xuất và mức thu nhập; để thực hiện các mục tiêu này, việc sắp xếp lao động dựa trên đất được ưu tiên hàng đầu, việc di dời trong khoảng cách ngắn nhất và duy trì các cấu trúc xã hội làng xã và hành chính đã tồn tại sẵn. Việc đền bù có thể bằng tiền
mặt, nhưng hầu hết là được đưa vào các gói hỗ trợ phát triển làng xã cho cùng các hộ. Những hộ bị mất đất Nhà nước được giúp đỡ để khai thác đất mới, hoặc phục hồi sản xuất ở nông trại khác hay các việc làm phi nông nghiệp. Phương thức đền bù này hạn chế việc trả tiền mặt trực tiếp cho người dân trong khi tăng cường các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật. Kết quả cho thấy từ 1992-1995, thu nhập của những hộ bị di dời đã được phục hồi và tăng cao hơn so với lúc trước khi TĐC. Điều đáng chú ý là việc làm trong nơng nghiệp chỉ đóng góp khoảng 26% (so với dự kiến ban đầu là 75%), đồng thời số việc làm phi nơng nghiệp lại đóng góp 75% đối với việc tăng thêm thu nhập trong giữa năm 1995 – 1996. Số việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 65% [120]
Một nghiên cứu của Ấn Độ, Sinha cho thấy chính sách an cư tổng quát phải là sự kết hợp giữa bồi thường bằng tiền mặt, một công việc cho từng hộ và hỗ trợ TĐC
[119]. Các chương trình thu hồi đất phải dựa trên nhu cầu thực sự về đất. Các thông tin đối với người dân trong vùng bị thu hồi phải được tập hợp thông qua các nghiên cứu xã hội học, đồng thời, tăng cường sự tham gia của người dân đối với việc thiết lập dự
án TĐC cho họ. Đáng lưu ý, chính sách này cịn có cơ chế quản lý được tiền đền bù để tránh các trường hợp người dân nhận được tiền bồi thường và sử dụng vào rượu và các mục đích tiêu dùng khác. Người dân bị mất đất sẽ được cung cấp một lượng tiền bồi thường đủ để duy trì cuộc sống bình thường của họ, phần cịn lại sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực khác như đầu tư vào vốn con người, đặc biệt là trẻ em thuộc vùng TĐC. Kết hợp thúc đẩy vốn con người ở các vùng TĐC như cung cấp các đợt huấn luyện và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào dự án. Việc thành lập được một hội đồng về TĐC sẽ tạo cơ hội cho người dân được huấn luyện kỹ thuật và có được việc làm ngay khi việc di dời được tiến hành.
Việc thu hồi đất, di dời và TĐC cho người dân ngày càng cần được hiểu một cách đa chiều, kinh tế, văn hóa và xã hội; mỗi khía cạnh đều tác động lẫn nhau. Nghiên cứu của Goyal còn cho thấy một điểm quan trọng là việc ổn định lâu dài của người dân còn được đảm bảo nếu như số tiền đền bù từ đất đai và tài sản được đầu tư đúng đắn. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong một dự án làm cảng (Jawaharlal
Nehru Port ở cảng Bombay), 83% số tiền đền bù được các hộ sử dụng để sửa nhà, mua sắm vật dụng và trả nợ, chỉ có 15% số tiền này được dùng để đầu tư sinh lợi. Trong khi đó, một dự án dẫn nước khác cho thấy hầu hết các hộ đều đầu tư số tiền của mình vào các mục đích sinh lợi và trở nên khá hơn. Những kinh nghiệm này cho thấy việc đền bù bằng tiền mặt cho đất đai nhà cửa chỉ đúng về nguyên tắc đền bù, tuy nhiên cần phải có các q trình hỗ trợ để chuyển những khoản tiền này thành những cơ hội giúp người dân kiếm sống [112].
Nghiên cứu của Martin Ravallion and Dominique van de Walle, Land in Transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam, Washington, The World Bank and Palgrave Macmillan. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng khơng có đất nơng nghiệp có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Tuy nhiên đây là nhân tố tích cực thúc đẩy q trình giảm nghèo ở Việt Nam nói chung do nhiều hộ gia đình nơng nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt là làm thuê để được trả cơng. Tuy vậy, trong số các hộ gia đình khơng có đất vẫn có những đối tượng bị thiệt thịi. Những nhu cầu của người bị mất đất chưa được đáp ứng tốt bởi cả các thể chế thị trường và phi thị trường. Chẳng hạn, nhu cầu được hỗ trợ tín dụng của người bị mất đất đang bị cản trở. Do đó, chính sách cần tập trung vào tạo cơ hội cho người bị mất đất tiếp cận tín dụng để họ có cơ hội đầu tư, tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp [118].