tỉnh Hưng Yên
Một là, đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề. Nhu cầu học nghề
liên tục thay đổi theo cơ chế thị trường và sự phát triển của xã hội do vậy đầu tư trang thiết bị phải liên tục được tăng cường, bổ sung, cập nhật. Việc đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng cần liên tục thay đổi. Trong điều kiện ngân sách có hạn, điều này làm hỗ trợ của chính quyền tỉnh cho các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu thường xuyên thay đổi. Từ đó dẫn đến hiệu quả hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất bị hạn chế.
Hai là, các khoản hỗ trợ của Nhà nước được đầu tư vào phát triển cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề chưa hiệu quả. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề công lập chưa phát huy đúng tác dụng, hiệu quả và có biểu hiện lãng phí. Qua kiểm tra tại các cơ sở đào tạo nghề công lập cho thấy, thời gian qua, các đơn vị đang tập trung đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy các nghề phi nông nghiệp, chưa chú trọng đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy các nghề nơng nghiệp. Trong khi đó, kết quả đào tạo các nhóm nghề nơng nghiệp trong hơn 3 năm qua chiếm gần 60% trong tổng số lao động đã được đào tạo. Đặc biệt, vẫn cịn tình trạng một số đơn vị khơng có thế mạnh trong lĩnh vực nơng nghiệp vẫn mở lớp dạy nghề nơng nghiệp, trong khi đó có đơn vị thuộc ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chiếm ưu thế về nhân lực và trình độ, nhưng chỉ mở được ít lớp thuộc nhóm nghề nơng nghiệp.
Ba là, việc phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý cũng
có nhiều bất cập. Mặc dù số lượng giáo viên cơ hữu tại các cơ sở dạy nghề được tăng cường khá đông nhưng trên thực tế, việc dạy nghề nông nghiệp cho nông dân lại đang do phần lớn đội ngũ giáo viên thỉnh giảng công tác tại các đơn vị chuyên môn đảm nhiệm. Đặc biệt, một số cơ sở đào tạo chỉ đóng vai trị là cơ sở cung ứng dịch vụ dạy nghề, chưa thực sự vào cuộc, chưa phân công giáo viên trực tiếp về tận nông thôn để dạy nghề cho nông dân.
Bốn là, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc để dạy nghề còn rất thiếu thốn.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện tỉnh Hưng Yên đã thành lập và bổ sung chức năng dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các huyện. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị có đủ năng lực dạy nghề và phân bổ nguồn kinh phí cho các trung tâm, đơn vị được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các trung tâm dạy nghề của các huyện mới ở giai đoạn đầu của việc chuẩn bị cơ sở vật chất; trang thiết bị, máy móc để dạy nghề gần như chưa có. Bên cạnh việc thiếu thốn về cơ sở vật chất thì kinh phí đào tạo nghề cũng là một vấn đề mà các đơn vị, các địa phương triển khai cơng tác dạy nghề đang gặp khó khăn. Tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Kim Động, đến thời điểm bế giảng một lớp may cho người lao động và một lớp đã học được gần 2 tháng nhưng nguồn kinh phí để triển khai đều do Trung tâm tự ứng trước. Trước đây, các trung tâm giáo dục thường xuyên chỉ có chức năng dạy văn hóa và hướng nghiệp cho các em học sinh, tuy nhiên khi được bổ sung thêm chức năng dạy nghề, cán bộ giáo viên của trung tâm phải thay nhau “đảm nhiệm” thêm nhiệm vụ quản lý, dạy nghề vì vẫn chưa có thêm biên chế… Tình trạng trên là vấn đề mà các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các huyện đang gặp phải.
Năm là, việc đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thơn hiện
nay cịn những hạn chế, như dàn trải, chưa đi vào chiều sâu; việc giao chỉ tiêu đào tạo nghề chưa tương xứng với năng lực đào tạo. Do vậy, một số cơ sở đào tạo lớn vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả. Nhiều ngành nghề được hỗ trợ đào tạo là những ngành nghề phổ thơng, đơn giản, người dân khơng có nhu cầu học. Chất lượng cơng tác đào tạo nghề còn hạn chế. Năng lực của hệ thống dạy nghề, đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy cịn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hệ thống trường dạy nghề của địa phương chưa được tỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức nên cịn lúng túng khó khăn nhiều mặt, chưa đủ lực và thiếu phương thức hoạt động phù hợp gắn giữa đào tạo với sử dụng nhân lực, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn.