sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư
Để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho nông dân bị thu hồi đất, tỉnh Hưng Yên còn thực hiện các biện pháp hỗ trợ gián tiếp khác.
Một là, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thiện các quy định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường
- Tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh cải cách hành chính. Tỉnh đã xây dựng và ban hành bộ thủ tục hành chính áp dụng chung cho cấp huyện, xã, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính, Tỉnh đã thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã duy trì Cổng thơng tin điện tử, hỗ trợ cung cấp thơng tin miễn phí cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, tiềm năng cơ hội đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Tỉnh ban hành các ấn phẩm, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hướng dẫn, giải đáp thắc mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế đối với doanh nghiệp. Hưng Yên là một trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước tiến hành việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng
ký doanh nghiệp quốc gia từ năm 2010.
- Tỉnh đã thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện, thành phố và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2011-2015 phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế từng giai đoạn. Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Hưng Yên đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; tập trung GPMB, đào tạo nguồn nhân lực; phát triển khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp…
- Tỉnh Hưng Yên tăng cường cơng tác XTĐT và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tính riêng năm 2014, Trung tâm XTĐT và Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện tư vấn và hỗ trợ cho gần 20 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trung tâm XTĐT và Hỗ trợ doanh nghiệp đã phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT.
- Hàng năm tổ chức Hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp nhằm tơn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp trong sự phát triển KT - XH của tỉnh, nắm bắt và có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.
Hai là, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh
Hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đến hết quý 1/2015 đạt 33.163,6 tỷ đồng, tăng 191,6 tỷ đồng so với 31/12/2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011- 2015 đạt 16,8%/năm. Đến hết quý 1/2015, dư nợ cho vay DNNVV của các TCTD trên địa bàn tỉnh là 8.251,7 tỷ đồng, tăng 424,2 tỷ đồng (5,4% so với 31/12/2014) và chiếm 25% tổng dư nợ. Ước đến hết năm 2015, tổng dư nợ đạt 10.516,8 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ.
Ba là, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp, hỗ trợ cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường
Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp kỹ thuật cơng nghệ, tổ chức các khóa bồi dưỡng cập nhật kiến thức về thương mại điện tử, hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử cho các doanh nghiệp, hỗ trợ kinh phí tư vấn tham gia các sàn giao dịch điện tử. Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ là 929,341 triệu đồng.
Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, cung cấp cho doanh nghiệp thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các cuộc XTĐT, hội chợ triển lãm của tỉnh… Giai đoạn 2011-2015, Hưng Yên đã bố trí cho hoạt động này 8.314 triệu đồng kinh phí.
Bốn là, tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư
Phương pháp tiếp cận các nhà đầu tư được đổi mới theo hướng kết hợp giữa việc tổ chức các hội nghị nhà đầu tư với tiếp cận trực tiếp. Cơ quan xúc tiến và hỗ trợ đầu tư xây dựng danh sách, mục tiêu và tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng bằng tài liệu quảng bá, nêu bật thuận lợi khi đầu tư ở Hưng Yên. Hệ thống dữ liệu, thông tin, tài liệu XTĐT được chuẩn hóa từ cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng, hệ thống quy hoạch, chính sách, thủ tục cho đến quy trình đầu tư.
Bên cạnh đó, Hưng Yên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan XTĐT của nước ngoài, các đại diện kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngồi, Trung tâm XTĐT phía Bắc, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam nhằm tăng cường mối quan hệ, hợp tác, giới thiệu tiềm năng lợi thế của Hưng Yên đến với các nhà đầu tư. Vì thế, nhiều nhà đầu tư khi được tư vấn đã tìm đến Hưng Yên triển khai các dự án đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Hàng năm lãnh đạo Tỉnh tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, có sự tham gia của các ngành chức năng để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đến nay, tồn tỉnh có 1.362 dự án đầu tư (1.010 dự án trong nước, 352 dự án nước ngoài), tổng vốn đăng ký là 90,4 nghìn tỷ đồng và 3,31 tỷ USD. Trong đó có
tổng số 840 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 14 vạn lao động. Trong thu hút đầu tư, đáng chú ý là các dự án có nguồn vốn FDI đầu tư về tỉnh ngày càng tăng. Tỉnh đã thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn, kéo theo hệ thống doanh nghiệp phụ trợ nên dòng vốn FDI được thu hút vào tỉnh tăng. Một trong những biện pháp tạo cú hích lớn đó là tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Đặc biệt, quan tâm thu hút các dự án có quy mơ lớn và vừa, sản phẩm cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, có giá trị gia tăng cao. Trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký với tổng số 1.910 triệu USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Để nâng cao hiệu quả XTĐT, ngày 16.5.2016, UBND tỉnh có Quyết định số 905/QĐ – UBND ban hành Chương trình XTĐT năm 2016. Theo quyết định, chương trình XTĐT năm 2016 được phê duyệt với mục tiêu là: Phấn đấu đưa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào nhóm từ 25 đến 38/63 tỉnh, thành phố; thu hút số dự án và vốn đầu tư tăng từ 10% trở lên so với năm 2015.