Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở dạy nghề là tổ chức nắm bắt nhu cầu của bên cần lao động để cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề bao gồm các cơ sở của Nhà nước và tư nhân. Nhà nước cần phải hỗ trợ cả hai hệ thống đào tạo nghề nói trên. Ở các quốc gia, Nhà nước đều rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong đó có dạy nghề. Ở các nền kinh tế thị trường phát triển, cho dù khu vực giáo dục, đào tạo tư nhân có phát đến mức nào thì Nhà nước vẫn đóng vai trị rất quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy vậy, Nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp cung cấp các dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề mà vẫn có thể quan tâm đến lĩnh vực này thơng qua cách thức khác, đó là hỗ trợ gián tiếp thơng qua hỗ trợ đào tạo nghề của tư nhân.
Các hình thức hỗ trợ trực tiếp bao gồm hỗ trợ tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy nghề, đào tạo, nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Các hình thức hỗ trợ phổ biến là cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở đào tạo nghề có nhu cầu vay vốn, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở đào tạo nghề hoặc quy định mức thuế suất thấp hơn thuế thu nhập đánh vào hoạt động của các lĩnh vực khác.
Để chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các nước thường trao nhiều quyền cho người sử dụng dịch vụ đào tạo nghề. Tức là thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở đào tạo nghề, Nhà nước cấp các phiếu đào tạo hoặc phiếu học nghề cho người có nhu cầu học nghề. Người học được chủ động lựa chọn ngành nghề, cơ sở đào tạo và nộp các phiếu đào tạo, phiếu học nghề vào các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tương ứng với số người học, số phiếu đào tạo nộp vào cơ sở đào tạo. Như vậy, cơ sở đào tạo nào có chất lượng đào tạo tốt, thu hút được đơng người học sẽ được Nhà nước hỗ trợ nhiều và ngược lại. Cách vận hành cơ chế hỗ trợ này giúp đạt được mục tiêu hỗ trợ hiệu quả thông qua việc tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo nhằm
tạo ra chất lượng dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu người học vừa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.