Hạn chế trong việc đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 109 - 111)

Một là, tỉnh chưa có nguồn kinh phí ổn định cho việc hỗ trợ đào tạo nghề cho

nông dân bị thu hồi đất. Trong Quyết định 21/2009/QĐ-UBND về quy định một số điểm cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, kinh phí hỗ trợ đào tạo, học nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề nằm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC được duyệt với mức hỗ trợ là 3.000 đồng/m 2 đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi trong hạn mức. Số tiền trên không trực tiếp chi trả cho hộ gia đình, cá nhân có đất nơng nghiệp bị thu hồi mà chuyển về tài khoản của Sở Lao động - Thương binh – Xã hội để đào tạo học nghề, chuyển đổi nghề cho các đối tượng trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập quỹ đào tạo nghề, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy vậy, đến nay, tỉnh Hưng Yên chưa thành lập

được Quỹ đào tạo nghề cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Hai là, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất không bài bản, thiếu chiến

lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể trên toàn tỉnh. Kế hoạch đào tạo nghề cần xây dựng dựa trên khảo sát về nhu cầu, điều kiện thực tế của nông dân bị thu hồi đất và cần được triển khai trước hoặc song song với quá trình thu hồi đất. Tuy nhiên, về cơ bản, địa phương nào, đơn vị nào có khả năng đến đâu làm đến đó và phụ thuộc vào nguồn lực của các dự án thu hồi đất. Tỉnh Hưng n khơng có chương trình đào tạo nghề riêng cho đối tượng là lao động bị thu hồi đất.

Ba là, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất thường đi sau thị trường lao

động. Trong khi UBND tỉnh phê duyệt các dự án phát triển KT - XH cần thu hồi đất thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lại khơng có sự phối hợp trong đào tạo nghề để “hấp thụ” số lao động bị mất việc làm do kết quả của q trình thu hồi đất do đó khơng tạo được cơ hội việc làm cho người lao động. Điều đó dẫn đến thực trạng ở các KCN, các dự án, khi những nơng dân cầm tiền đền bù đất khơng có việc làm thì các doanh nghiệp lại khơng tuyển được những lao động này vì họ khơng đáp ứng được yêu cầu tay nghề.

Bốn là, trong số các chương trình đào tạo nghề đang vận hành có một số

chương trình đào tạo nghề không thu hút được học viên. Chẳng hạn, trong năm 2007, tỉnh dành kinh phí 900 triệu đồng cho huyện Văn Giang để tổ chức dạy nghề cho nông dân dành đất cho khu đô thị và giao cho trường công nhân kỹ thuật Hưng Yên và Trường trung học kinh tế Tô Hiệu trực tiếp tổ chức dạy với các ngành nghề như điện, may công nghiệp, sửa xe máy, hàn điện, điện dân dụng... Nhưng sau nhiều lần thơng báo tuyển sinh khơng có người đăng ký học.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các quy định liên quan, Hưng n đã có nhiều chính sách cụ thể, quy định về hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp. Nhìn chung, các quy định của Hưng Yên phù hợp với các quy định của Nhà nước và có điều chỉnh tăng định mức do yếu tố lạm phát. Tuy vậy, ngồi hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt cho chuyển đổi nghề nghiệp, những hỗ trợ khác như đào tạo nghề hoặc tìm việc làm mới chưa thực hiện hiệu quả. Trong khi, đối với nông dân bị thu hồi đất, các biện pháp hỗ trợ phi tài chính cần thiết hơn nhiều để tạo việc làm, tạo thu nhập bền vững.

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w