Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 63 - 66)

Năm 1997, Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và đến cuối năm 2003 được Chính phủ xếp hạng là đơ thị loại I cấp quốc gia. Là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và đơ thị hóa nhanh, trong những năm qua, Đà Nẵng đã thu hồi một diện tích lớn đất nơng nghiệp. Kết quả khảo sát ở Đà Nẵng cho thấy, lao động trong khu vực nơng nghiệp - ngư nghiệp thì có 30,05% giữ ngun nghề cũ, chuyển sang nghề khác là 18,94%, có việc làm khơng ổn định là 16,17% và khơng có việc làm là 34,84% [1]. Hơn nữa, trong số này có nhiều người có nhu cầu học nghề cịn lại là không đủ điều kiện để học nghề; số lượng lao động mất việc làm khá lớn đang trở thành những bức xúc địi hỏi thành phố phải có những giải pháp để khắc phục.

Đứng trước những vấn đề này thành phố đã thực hiện những giải pháp để góp phần tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là cho nông dân ở ngoại thành bị thu hồi đất do tác động của q trình phát triển kinh tế và đơ thị hố.

Một là, thành phố hỗ trợ thơng qua cho vay vốn để sản xuất kinh doanh từ

nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Giai đoạn 2003 - 2012, tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm thành phố đang quản lý, điều hành là 79,508 tỷ đồng, trong đó có 30,400 tỷ đồng từ ngân sách thành phố uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hỗ trợ cho 9.484 dự án, với số tiền cho vay 197,901 tỷ đồng. Các dự án tập trung chủ yếu trong các ngành, nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ chiếm 55,5%; chế biến, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 22,05%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 23%. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm cũng đóng vai trị lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế các địa phương, cơ sở, tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế được vay vốn tạo việc làm. Thông qua nguồn vốn đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho trên 16.293 lao động, chiếm 5,43% tổng số lao động được giải quyết việc làm [1].

Dự án vay vốn tạo việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề tính từ năm 2011- 2013, tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hiện đang quản lý, điều hành là 88,338 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách trung ương bố trí 49,838 tỷ đồng và nguồn ngân sách địa phương ủy thác từ ngân sách thành phố 38,5 tỷ đồng để thực hiện cho vay đối với hộ di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất. Trên cơ sở nguồn Quỹ được phân bổ ước tính trong giai đoạn 2011 - 2013 đã duyệt cho vay 4.312 dự án (đạt 120,6% so với kế hoạch), với tổng số vốn cho vay 91,439 tỷ đồng (đạt 137,9% so với kế hoạch) và giải quyết việc làm cho 5.723 lao động (đạt 127,2%), trong số đó có 68% là lao động nữ và 44,5% là lao động các hộ thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa [1].

Hai là, tăng đầu tư ngân sách và mở rộng hoạt động dạy nghề, tiếp tục duy trì

chỉ tiêu dạy nghề ngắn hạn do ngân sách đài thọ. Giai đoạn 2010 – 2013 đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 1.396 lao động thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất với tổng

kinh phí đào tạo là 1.773 tỷ đồng [1].

Thành phố tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho 01 cơ sở dạy nghề (Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang) nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nói chung, nơng dân bị thu hồi đất nói riêng với kinh phí là 699 triệu đồng. Thành phố đã hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài cho 11 giáo viên thuộc 02 Trường Cao đẳng nghề với 3 nghề Cơ điện tử, Công nghệ ô tô và Điện Công nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề, kinh phí thực hiện là 2,685 tỷ đồng [1].

Ngồi ra, bằng nguồn kinh phí của Thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với 12 cơ sở dạy nghề (02 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề, 04 trung tâm dạy nghề, 04 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề và Hội nông dân thành phố) tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho 3.822 lao động đặc thù với kinh phí 4,801 tỷ đồng [1].

Bên cạnh các hoạt động nói trên, năm 2011, Thành phố được Tổng cục dạy nghề phối hợp triển khai 2 mơ hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gồm nghề nấu ăn tại Trường Trung cấp nghề Việt - Úc và nghề nuôi cá diêu hồng tại Trung tâm Dạy nghề Hòa Vang, đã đào tạo cho 60 lao động nơng thơn ở xã Hịa Phong - huyện Hịa Vang, sau khố học có 81,8% học viên có việc làm hoặc tự tạo việc làm. Ngoài ra, Sở đã theo dõi, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề quan tâm mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp nhằm đào tạo những kỹ năng nghề phù hợp và giới thiệu cho người lao động sớm tìm được việc làm sau khi được đào tạo nghề [1].

- Nhìn chung, năm 2011 - 2013, trong số lao động được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề, có đến 85% lao động đã tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm góp phần ổn định cuộc sống, giải quyết thêm việc làm cho những lao động khác và phát triển kinh tế của địa phương. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho 01 cơ sở dạy nghề (Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang) nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nói chung, nơng dân bị thu hồi đất nói riêng với kinh phí là 699 triệu đồng [1].

thuộc 02 Trường Cao đẳng nghề với 3 nghề Cơ điện tử, Công nghệ ô tô và Điện Công nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề, kinh phí thực hiện là 2,685 tỷ đồng [1].

Ba là, khuyến khích sản xuất thơng qua vận động nơng dân lập trang trại, thuê

mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản tự tạo việc làm cho mình cũng như cho người khác. Thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tăng cường chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện kỹ thuật bồi dưỡng bổ túc nghề. Thành phố cũng đã khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, không chỉ làm sống lại một số ngành nghề đã có từ lâu đời ở các địa phương, khai thác được tay nghề của các nghệ nhân, mà còn tạo điều kiện để sử dụng có hiệu quả lao động, ngun vật liệu sẵn có ở nơng thơn để tạo ra các sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là hướng đi đúng để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bốn là, thành phố quy định đối với các doanh nghiệp được giao đất tại các

KCN trên địa bàn giải toả phải có trách nhiệm tiếp nhận người lao động trong diện chịu ảnh hưởng của q trình đơ thị hố vào làm việc tại doanh nghiệp.

Năm là, Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Ðà Nẵng thường

xuyên chỉ đạo ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung phối hợp với Hội Nơng dân thành phố điều tra, khảo sát tình hình đời sống hộ lao động bị mất đất sản xuất, di dời giải toả trên địa bàn, phân loại nguồn lao động của các hộ để có kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp.

Kết quả, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 22.891 lao động mỗi năm, chiếm 88,98% tổng số lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất [90].

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w