Vĩnh Phúc là tỉnh tái thành lập từ 1997. Kể từ khi tái lập, tỉnh đã thu hồi hơn 4.000 ha đất nông nghiệp để giao cho gần 600 dự án xây dựng công nghiệp, dịch vụ,
đô thị và xây dựng KCHT. Nhiều nhất là các huyện, thị xã: Mê Linh 1.300ha; Vĩnh n 1.100ha; Phúc n 700ha; Bình Xun 450ha. Có tới hơn 10.000 hộ bị thu hồi đất và diện tích bị thu hồi chiếm hơn 1/3 diện tích các hộ đang sử dụng. Việc thu hồi đất đã tác động đến việc làm của hàng trăm nghìn người nơng dân bị thu hồi đất. Trước thực trạng này, tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước thực hiện các biện pháp để tăng việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất, giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn sau thu hồi đất [92].
Thứ nhất, đào tạo nghề cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp.
Để chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất, tỉnh Vĩnh Phúc đã rất chú trọng công tác đào tạo nghề. Trong đào tạo lao động chú ý đến các ngành nghề mà thị trường nói chung và tỉnh nói riêng cần như: Cơ khí chế tạo, chế biến nơng sản thực phẩm, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin – truyền thông, dệt, may mặc, giày da, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch… Các hình thức đào tạo nghề đa dạng bao gồm cả đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm, doanh nghiệp và đào tạo dài hạn ở các trường dạy nghề. Giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh đã đào tạo khoảng 23.600 lao động/năm, trong đó có 3.000 lao động/năm được đào tạo tại các doanh nghiệp [92].
Tồn tỉnh có 6 trường và 10 trung tâm dạy nghề, 8 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, 2 trung tâm dịch vụ việc làm, 1 trung tâm hướng nghiệp có dạy nghề. Bên cạnh việc phát triển các cơ sở dạy nghề để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người lao động, tỉnh Vĩnh Phúc đã kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động, cụ thể tỉnh cấp một phần kinh phí cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, phần còn lại các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đào tạo nghề cho người lao động trước khi tuyển dụng.
Thứ hai, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp có dự án đầu tư phải bố trí cho lao
động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc trong các doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư, Vĩnh Phúc có đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn phải tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc trong các doanh nghiệp. Chủ trương này, không những tạo được việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn
làm thay đổi diện mạo của chính khu vực bị thu hồi đất. Đến nay, có hàng trăm nghìn lao động là người Vĩnh Phúc được các doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng vào làm việc. Có những doanh nghiệp sử dụng đến 90% lao động là người địa phương. Đặc biệt KCN Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc là bằng chứng công nghiệp đã làm thay đổi xã thuần nông này với 70% đất canh tác bị thu hồi, bù lại có hơn 3.000 lao động trên 35 tuổi có việc làm [92].
Để đạt được kết quả này, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thơn có tổng kinh phí là 87 tỷ đồng) và làm tốt công tác thuyết phục, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tuyển dụng lao động. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động địa phương chưa qua đào tạo thì được hỗ trợ đào tạo nghề là 500.000 đồng/người.
Thứ ba, XKLĐ được xem là một trong những giải pháp quan trọng để giải
quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng.
Xuất khẩu lao động từ lâu được tỉnh Vĩnh Phúc xem là một trong những giải pháp quan trọng để tạo việc làm cho người lao động. Để thúc đẩy hoạt động XKLĐ, Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 4118/QĐ - UBND về các quy định khuyến khích XKLĐ như hỗ trợ kinh phí cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để đi lao động có thời hạn ở nước ngồi, đối với lao động thuộc diện thu hồi đất mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người.
Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, Tỉnh còn cung cấp các thông tin và tư vấn cho người lao động về việc làm điều kiện việc làm tiền lương, điều kiện đảm bảo hợp đồng ở nước ngoài... để người lao động lựa chọn. Đồng thời, Tỉnh tiến hành rà soát các doanh nghiệp XKLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro cho người lao động. Do thực hiện tốt các quy định trên, nên Vĩnh Phúc là địa phương khơng để xảy ra tình trạng lừa đảo khi tham gia XKLĐ.
Thứ tư, tạo việc làm cho lao động bị mất đất lớn tuổi thông qua phát triển dịch
Khi bị thu hồi đất, mất việc làm truyền thống thì đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những lao động đã lớn tuổi hoặc có sức khỏe yếu. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách dành một phần đất trong các dự án hoặc gần với dự án để phát triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, tạo việc làm cho những hộ có diện tích đất bị thu hồi từ 40% trở lên. Năm 2004, Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15 về việc sử dụng đất làm dịch vụ cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, Nghị quyết số 25 về việc quy định giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nơng nghiệp bị thu hồi để phát triển các KCN, khu du lịch, khu đơ thị mới (năm 2006). Tính đến năm 2007 tỉnh đã có quyết định phê duyệt địa điểm đất dịch vụ cho 36 thôn thuộc 19 xã, phường của 7 huyện, thị, thành phố có đất bị thu hồi với diện tích 430,26 ha. Điển hình là ở xã Quang Minh, khu đất có diện tích 6 ha nằm ngay sát KCN được xã quy hoạch làm dịch vụ cho 370 hộ của thôn Gia Thượng - thôn bị thu hồi đất nhiều nhất [92].
Nhờ thực hiện chính sách trên nên cùng với sự phát triển các KCN, khu đô thị, ở Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống các loại hình dịch vụ như: cho thuê nhà, cửa hàng bán tạp hóa, dịch vụ ăn uống, sửa chữa đồ điện, xe máy... Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này đã tạo việc làm tại chỗ cho phần lớn lao động lớn tuổi, khó có khả năng học nghề, góp phần ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu cây trồng,
vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hố, tạo thêm nhiều việc làm cho nơng dân. Thực hiện chính sách này, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức 385 lớp đào tạo các nghề chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, thú y, điện, kinh tế, tin học... cho trên 11.640 nông dân. Đồng thời, xây dựng website cung cấp các thông tin về nông nghiệp nông thôn, phối hợp lắp đặt mạng internet tại các xã có nhiều diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi, trí cán bộ cập nhật cung cấp thơng tin đến người nơng dân. Tỉnh cũng thực hiện có hiệu quả việc đưa các nghề mới như mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ, xe tơ, thêu ren về các vùng nơng thơn bị thu hồi đất. Tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh như trồng hoa ở Mê Linh, ni bị ở Vĩnh Tường, cây ăn quả ở Lập Thạch, đưa các giống cây, con có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất: bò sữa, lợn
siêu nạc... nhờ đó đã tạo ra rất nhiều việc làm cho bà con nơng dân, góp phần ổn định cuộc sống.
Thứ sáu, tập trung phát triển mạnh cơng nghiệp, dịch vụ và đơ thị, qua đó lấy
cơng nghiệp ni dưỡng nơng nghiệp, lấy đô thị hỗ trợ nông thôn, tạo nguồn thu ngân sách để đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn. Đồng thời, có phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, đơ thị để chuyển dịch được cơ cấu lao động nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp ở các vùng nơng thơn để làm hạt nhân hình thành các đô thị. Quan tâm đầu tư KCHT cho các địa phương bị thu hồi đất, đặc biệt là KCHT kỹ thuật thiết yếu, qua đó giúp các địa phương phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nơng dân. Có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục, phát triển các làng nghề, giải quyết việc làm cho số đông lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng 9 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất [92].