Tiềm lực kinh tế của địa phương có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Với điều kiện kinh tế phát triển, địa phương có cơ sở tạo ra nhiều cơ hội để tạo việc làm cho người lao động. Địa phương có thể đẩy
mạnh phát triển sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, mở rộng quy mô đầu tư, sản xuất, thu hút và tạo việc làm cho người lao động nói chung, nơng dân bị thu hồi đất nói riêng. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất không chỉ cần sử dụng nguồn lực của Trung ương mà còn cần sử dụng nguồn lực từ các địa phương. Do đó, khi kinh tế phát triển, ngân sách địa phương thường dồi dào, địa phương có nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các chương trình, dự án, đào tạo, chuyển đổi nghề cho nơng dân bị thu hồi đất, từ đó tăng thêm cơ hội việc làm cho họ.
Ngoài ra, những thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông cùng với tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn cũng tác động tới hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm tạo việc làm cho người nơng dân bị thu hồi đất. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, tác động của vùng kinh tế tạo cho địa phương có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động khơng chỉ trong nội tại địa phương đó mà cịn có khả năng đưa lao động sang các địa phương lân cận để tìm việc làm.
Chiến lược phát triển KT-XH của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tạo việc làm cho nông dân sau thu hồi đất. Chiến lược này thường được cụ thể hóa bằng quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Nếu quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương đảm bảo tính khoa học, có tính khả thi, phù hợp và khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, do đó người lao động nói chung, nơng dân bị thu hồi đất nói riêng có điều kiện tìm việc làm. Quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương thường gắn chặt với điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương; có lộ trình và các nguồn lực hợp lý để thực hiện... Quy hoạch phát triển KT-XH lại được cụ thể hóa bằng quy hoạch quản lý và sử dụng đất của địa phương. Quy hoạch sử dụng đất tốt, tức là việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai, những phương án lựa chọn và áp dụng các phương án sử dụng đất để mang lại lợi ích cao nhất cho người sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xây dựng phù hợp sẽ tạo điều kiện
cho lộ trình thu hồi đất thực hiện tốt, gắn kết được việc thu hồi đất với chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất.