trình xuất khẩu lao động của tỉnh
Một là, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tỉnh Hưng n chủ yếu
thơng qua các đơn vị có chức năng XKLĐ ngồi tỉnh nên việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi ln bị động về số lượng, chất lượng và thị trường tiếp nhận lao động, chi phí của người nơng dân phải trả cho XKLĐ còn cao, vượt quá khả năng về tài chính của số đơng người nơng dân bị thu hồi đất. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Hưng Yên hầu như chưa có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp này hỗ trợ nơng dân bị thu hồi đất đi lao động ở thị trường nước ngoài.
Hai là, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất
khẩu lao động chưa được thực hiện hiệu quả. Hoạt động quản lý, chỉ đạo theo dõi các đơn vị hoạt động XKLĐ trên địa bàn chưa được chặt chẽ, một số đơn vị không báo cáo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ. Chính quyền tỉnh chưa nắm bắt được hoạt động tuyển chọn, đào tạo nghề, dạy tiếng và giáo dục định hướng của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.
Ba là, đối tượng nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp chưa được ưu tiên trong các
Chương trình XKLĐ của tỉnh. Điều này thể hiện ở chỗ cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hưng Yên có chức năng quản lý lĩnh vực này không nắm được số liệu về lao động bị thu hồi đất được tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động. Khảo sát của Luận án đối với nông dân bị thu hồi đất và cán bộ quản lý Nhà nước cũng không thu thập được số liệu về số lao động xuất khẩu thuộc diện lao động bị thu hồi đất.