Nguyên nhân từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 119 - 125)

Một là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

mới được chú ý trong những năm gần đây. Trong cả thời kỳ dài trước đó, hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất hầu như chưa được quan tâm. Chẳng hạn, ngày 12/2/2007, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 02/2007/QĐ- UBND về quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tuy nhiên, trong Quyết định này, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp không nằm trong các chính sách hỗ trợ. Như vậy, trong giai đoạn này việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm việc làm dường như chưa được chú trọng. Tuy vậy, ngay cả khi hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trở thành chủ trương lớn thì hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Khảo sát của Luận án cho thấy, chỉ có 21% số người được hỏi trả lời họ có nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để tìm việc làm. 89% trả lời họ không nhận được hỗ trợ của Nhà nước cho việc tìm việc làm sau khi bị thu hồi đất.

Hai là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

nông nghiệp, nông thơn. Trong khi đó, đối tượng nơng dân bị thu hồi đất khác biệt hơn rất nhiều so với nơng dân nói chung vì đối tượng này đã phải mất một phần, phần lớn hoặc tồn bộ tư liệu sản xuất. Chính vì thế, khung chính sách này khi áp dụng đối với người bị thu hồi đất còn nhiều điểm bất hợp lý. Khảo sát của Luận án cho thấy, chỉ có 11,7% số người nông dân thuộc diện bị thu hồi đất nơng nghiệp đánh giá rằng các chính sách hỗ trợ hiện tại đối với họ là hợp lý. Còn lại 89,3% người được hỏi đánh giá rằng các biện pháp hỗ trợ hiện hành là chưa hợp lý.

Ba là, chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho người dân bị

thu hồi đất phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách khác liên quan đến thu hồi đất đai như xác định diện tích đất thu hồi, giá đền bù, bồi thường thiệt hại về tài sản...Trong khi những chính sách này khi triển khai trên thực tế ở tỉnh Hưng n cịn khá nhiều vướng mắc dẫn đến các chính sách hỗ trợ cũng gặp vướng mắc theo. Về cơ bản, chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất triển khai chậm, chưa rõ ràng, minh bạch. Việc áp dụng các chính sách, quy định pháp luật vào thực hiện bồi thường, các hỗ trợ của Nhà nước cho người dân bị thu hồi đất nơng nghiêp cịn lúng túng, chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả, triệt để các vướng mắc, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân, chưa phù hợp với đặc thù của địa phương.

Bốn là, nguồn lực tài chính hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất vừa nhỏ vừa phân tán, chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau. Trong khi đó, chưa có chương trình tổng thể về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất. Do đó cần có sự kết nối giữa các cơ quan, để tạo ra nguồn lực lớn, hỗ trợ có hiệu quả hơn. Hỗ trợ mang tính an sinh xã hội của Nhà nước cần được kết nối với các hỗ trợ mang tính thị trường nhiều hơn. Phối hợp Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ nông dân và các quỹ tự nguyện của các tổ chức đồn thể…

Bên cạnh đó, chưa có sự kết nối giữa các chương trình hỗ trợ trong các dự án thu hồi đất cụ thể với các chương trình hỗ trợ khác như Hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015 của Tỉnh đoàn Hưng Yên cho thanh niên.

Hơn nữa, do thiếu cơ chế giám sát việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nên hiệu quả hỗ trợ chưa cao.

Năm là, giá bồi thường đất nông nghiệp để căn cứ tính hỗ trợ chuyển đổi nghề

nghiệp và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên được quy định theo từng mục đích sử dụng đất và tại bảng giá kèm theo quyết định do UBND tỉnh Hưng Yên quy định. Về giá đất nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên trong thời gian qua không thay đổi, cụ thể giá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 3.6. Bảng giá đất tính bồi thƣờng đất nông nghiệp trên địa bàn Hƣng Yên

Đơn vị tính: Đồng/m2

STT Loại đất Giá đất

1 Đất trồng lúa nước và trồng cây hàng năm 162.000

2 Đất trồng cây lâu năm 189.600

3 Đất ni trồng thủy sản 162.000

Nguồn: [55]

Chính vì lý do này mà kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động còn khá hạn hẹp. Mỗi lao động được hỗ trợ 1,5 triệu đồng học nghề. Do vậy, chỉ dạy được những nghề đơn giản như may công nghiệp, điện, hàn điện... sơ cấp. Để đào tạo những nghề kỹ thuật cao thì người học phải đóng góp thêm.

Sáu là, hoạt động thống kê, nắm bắt thông tin, số liệu, thực trạng việc làm của

lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên, độ tuổi của người nông dân bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, chưa phân loại được tỷ lệ đất còn lại trên tổng số đất của các đối tượng bị thu hồi đất. Hạn chế này làm cho việc đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp. Hạn chế này cũng làm cho việc đề xuất các giải pháp để hỗ trợ nơng dân bị thu hồi đất tìm việc làm khó khăn. Luận án đã thực hiện khảo sát và nhận thấy rằng, số liệu được cung cấp từ người nông dân bị thu hồi đất với số liệu do cán bộ quản lý Nhà nước trên chính địa bàn đó chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn nếu dựa vào ý kiến của người nơng dân bị thu hồi đất thì chỉ có 4,75% số người mất việc làm do bị thu hồi đất tìm được việc làm nhờ các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước. Trong khi đó, con số này là 57% đối với ý kiến thu thập từ các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn khảo sát.

Bảy là, kế hoạch thu hồi đất để phát triển KCN của các cơ quan chức năng

không gắn với kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị mất đất; chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất chưa được cụ thể hoá bằng các biện pháp khả thi, đồng thời việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc; năng lực của bộ máy chính quyền trong giải quyết việc làm nói chung vừa yếu, vừa thiếu, khơng có sự phối hợp, phân cơng hợp lý giữa các cơ quan; chưa thiết lập được hệ thống thông tin đủ độ tin cậy, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận giữa người lao động với các cơ quan chức năng liên quan, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Tám là, năng lực của cán bộ tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ

còn hạn chế.

- Ở cấp tỉnh: trong những năm qua, nhân sự tham gia làm công tác GPMB mặc dù đã được quan tâm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Với số lượng lớn các dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh hiện nay nên một cán bộ thực hiện GPMB phải đảm nhiệm đồng thời nhiều dự án, thời gian thẩm định hồ sơ có hạn vì vậy khó đảm bảo được đúng tiến độ đặt ra. Bên cạnh đó, nhân sự tham gia GPMB có nhiều biến động, cán bộ thực hiện còn thiếu kinh nghiệm, năng lực một bộ phận cán bộ còn chưa đáp ứng được địi hỏi thực tiễn cơng việc.

- Ở cấp huyện, xã: Biên chế cán bộ địa chính ít, cơng việc quản lý đất đai ở các xã nhiều, đều quan trọng và rất phức tạp; nhân sự tham gia thực hiện công tác GPMB chỉ là kiêm nhiệm; việc nằm bắt các chính sách về hỗ trợ GPMB cịn nhiều hạn chế.

Ngồi ra, tại một số dự án sự phối kết hợp của các cấp, các phòng ban, ngành, đơn vị, giữa những người liên quan trong công tác bồi thường, hỗ trợ đôi lúc chưa được đồng bộ, thiếu sự chủ động trong cơng việc, có tâm lý đùn đẩy né tránh, ngại va chạm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Một số cán bộ làm công tác GPMB chưa được đào tạo nghiệp vụ, mức độ nghiên cứu và áp dụng đúng các văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế; tổ chức làm nhiệm vụ GPMB khi lập phương án bồi thường chưa nghiêm túc thực hiện việc lấy ý kiến của người bị ảnh hưởng theo quy định; ý kiến phản ánh của người dân

chưa được giải thích hoặc tiếp thu, dẫn đến những thiếu sót, bất hợp lý trong phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tỉnh chưa tổ chức được nhiều buổi chuyên đề, tập huấn, tọa đàm về chính sách hỗ trợ để từ đó làm rõ hơn các vấn đề và để tuyên truyền chính sách.

- Việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách cơng tác hỗ trợ cịn chưa sâu, dẫn đến việc khơng nhất qn trong cách hiểu, cách áp dụng chính sách giữa các cơ quan, giữa chính những người thực hiện chính sách.

- Cán bộ thuộc các ngành đồn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, những cán bộ phụ trách công tác hỗ trợ cấp xã cũng chỉ là kiêm nhiệm, trong khi đây là lực lượng nòng cốt trong vấn đề tuyên truyền phổ biến đến quần chúng nhân dân được râu sộng và hiệu quả nhất nhưng việc nắm bắt chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB cịn chưa rõ, chưa sâu.

- Đối với các hộ nông dân mất đất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, công tác chuẩn bị như tuyên truyền, vận động, làm công tác tư tưởng, giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới chưa được đầu tư thoả đáng nên kết quả cịn nhiều hạn chế. Cơng tác tuyển sinh cịn gặp nhiều khó khăn, do nhận thức của người dân và sự quan tâm của chính quyền cấp xã một số nơi cịn chưa tốt, việc tuyên truyền đến dân về chính sách hỗ trợ học nghề để người bị thu hồi đất có nhu cầu học được biết và tham gia cịn nhiều hạn chế.

Chín là, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hỗ trợ tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất còn hạn chế.

Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm từ khi Luật đất đai 2013 ban hành đã có những đổi mới phù hợp hơn với tình hình thu hồi đất ở các địa phương. Tuy nhiên, việc áp dụng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm vào thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh trong một số trường hợp vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau giữa chính các cơ quan thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB.

Theo quy định, căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông

nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm việc làm, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi. Tuy vậy, trong thực tiễn chỉ đạo, sự phối hợp giữa các cơ quan ở tỉnh Hưng Yên trong hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất cịn nhiều hạn chế.

Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của nông dân bị thu hồi đất vừa là khâu yếu, vừa là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động hỗ trợ. Trên thực tế, số liệu điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu việc làm của lao động bị thu hồi đất của chính quyền cơ sở hàng năm chưa chính xác, chưa phù hợp với kế hoạch thu hồi đất của địa phương. Nhiều nơi, thực hiện công tác đào tạo nghề còn hướng tới mục tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hơn là quan tâm đến chất lượng và hiệu quả sau đào tạo đối với thu nhập của người dân và sự phát triển kinh tế của địa phương.

Bên cạnh đó, mặc dù các địa phương cấp xã, huyện đã lập kế hoạch nhu cầu học nghề, nhưng báo cáo này không được các cơ quan chức năng sử dụng để làm căn cứ phân bổ chỉ tiêu, ra thông báo mở lớp. Trong khi đó, các cơ sở dạy nghề phải trực tiếp về các địa phương tuyển sinh theo các ngành nghề đã được phê duyệt dẫn đến các ngành nghề được đào tạo nhiều khi không sát với nhu cầu thực tiễn, gây khó khăn trong q trình tìm việc làm của người lao động.

Năng lực quản lý nhà nước còn rất yếu kém. Sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn yếu kém. Sự phối hợp giữa Tỉnh, huyện, xã cịn hạn chế. Cơng tác thống kê, nắm bắt thông tin hạn chế. Chú trọng nhiều đến việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang phát triển kinh tế, đô thị hơn là chú ý tới vấn đề hỗ trợ để đảm bảo an sinh, giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất.

Ban chỉ đạo các cấp hoạt động chưa thường xuyên, nhiều địa phương chưa ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, công tác tuyên truyền tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp. Công tác dạy nghề cho lao động nơng thơn cịn bộc lộ một số

vướng mắc, khó khăn như: do có nhiều đơn vị tham gia dạy nghề nên cịn chồng chéo, cơng tác tuyển sinh khó khăn, nhiều huyện chưa thực sự quan tâm củng cố, phát triển các trung tâm dạy nghề. Đặc biệt, sau đào tạo nghề nhiều học viên chưa tìm được việc làm do chương trình đào tạo và thời gian chưa phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Hầu hết các chính sách hiện hành của tỉnh đều hướng tới hỗ trợ người lao động học nghề, công tác xúc tiến việc làm hầu như không được đề cập tới, trong khi đây mới chính là điểm quan trọng nhất giúp người lao động kiếm được việc làm mới.

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w