Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi và các đơn vị đào tạo

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 125 - 126)

thu hồi và các đơn vị đào tạo

- Công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp nhận đất không được quan tâm nên kết quả tạo việc làm cho người nơng dân mất đất đạt được thấp. Khơng ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động có đất đai bị thu hồi để xây dựng KCN, quy định tuổi tuyển dụng quá thấp (18-23 tuổi), không tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để thể hiện rằng họ cũng thực hiện đúng các cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần dần sa thải lực lượng lao động này.

- Một số trung tâm đào tạo nghề cho nơng dân thì chỉ biết đào tạo, khơng hoặc rất ít quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động, không biết sau đào tạo người nơng dân có được nhận vào các cơ sở sản xuất hay khơng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các đơn vị đào tạo nghề để lựa chọn đúng đối tượng, đúng nghề cần đào tạo. Hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề đã làm cho số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng lao động hoặc của bản thân người lao động để tạo dựng cơ hội việc làm mới. Chất lượng đào tạo chưa đảm bảo để người dân thành nghề, rất nhiều người học xong không chuyển đổi được nghề, đặc biệt đối với một số nghề nông nghiệp mới du nhập như làm nấm, mây tre đan… do đó số người có việc làm ổn định sau khi tham gia học nghề đạt tỷ lệ rất thấp.

Việc cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm chưa đầy đủ và kịp thời nên người lao động cịn lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm việc làm sau khi học

nghề. Một số trung tâm dạy nghề không đủ năng lực xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chưa bảo đảm sự phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và sự chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất…

Các doanh nghiệp đang hoạt động ở tỉnh Hưng Yên đánh giá rằng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh, lao động của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 40% – 60% nhu cầu, đặc biệt là thiếu lao động có tay nghề cao hoặc cơng nhân kỹ thuật. Tại các KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lượng công nhân về làm việc khá đơng, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ lớn.

Những hạn chế nêu trên dẫn đến hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có rất nhiều hạn chế. Theo khảo sát của Luận án, 95,25% số người được hỏi trả lời rằng họ đã tìm được việc làm sau khi bị thu hồi đất, tuy nhiên khơng phải nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước. Còn lại, 4,75% số người được hỏi trả lời họ tìm được việc làm là do có sự hỗ trợ của tỉnh.

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w