Bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà khơng cố gắng vượt qua khó khăn để tìm việc làm. Khả năng có được việc làm mới của nơng dân là rất thấp, do trình độ chun mơn và khả năng thích ứng với điều kiện mới của họ khơng cao. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy và phong cách làm việc cho phù hợp với tác phong công nghiệp của họ cịn chậm. Đây chính là những lực cản lớn đối với người nông dân bị thu hồi đất trong việc kiến tạo việc làm mới cho bản thân.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp nhiều hơn khi bị thu hồi đất là do họ khơng biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù của Nhà nước. Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, Nhà nước đã có chính sách đền bù tương đối thoả đáng theo giá đất thị trường. Do vậy, sau khi nhận tiền đền bù giải toả, nhiều hộ nơng dân có một khoản tiền khá lớn. Một số hộ có kinh nghiệm kinh doanh, phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó cho mở rộng
sản xuất, kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước khi thu hồi đất. Song, đại bộ phận các hộ cịn lại khơng biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân chưa định hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống. Chỉ có một số ít hộ dân dùng tiền đền bù để đi học nghề với hy vọng sẽ tìm được việc làm trong KCN hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Thực tế cho thấy, khơng ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí khơng có kế hoạch; nhiều nơng dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Nhìn bề ngồi, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rõ rệt; tuy nhiên, đằng sau sự thay đổi đó tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn; đó là khơng nghề nghiệp, khơng có thu nhập ổn định. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người dân sử dụng số tiền được đền bù khơng có hiệu quả, tỷ lệ tiền đền bù được sử dụng cho đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm đạt rất thấp, mà chủ yếu được sử dụng vào việc tiêu dùng, cho sinh hoạt, mua sắm tài sản đắt tiền hoặc xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Điều đó tuy có cải thiện đời sống cho người dân nhưng tiềm ẩn nguy cơ không bền vững, không ổn định trong đời sống của nhiều hộ gia đình có đất bị thu hồi. Đặc biệt, đầu tư cho đào tạo thế hệ trẻ (con, em) thông qua học nghề và đào tạo ở các trường chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chưa đến 10%). Điều đó cũng dẫn đến việc một số con em trong các hộ gia đình này sa vào con đường ăn chơi, mắc tệ nạn xã hội.
Ở hầu hết các địa phương, số lượng lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (35%). Trong sản xuất nơng nghiệp, đây là lực lượng có kinh nghiệm, song khi bị thu hồi đất thì đây là bộ phận có nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất vì tuổi cao nên khả năng được tuyển vào các doanh nghiệp rất ít và khó thích nghi với những cơng việc mới. Trong khi đó, ở độ tuổi này, số lao động chưa qua đào tạo rất nhiều và việc tham gia các khố đào tạo chuyển nghề đối với họ cũng khơng dễ dàng như đối với lao động trẻ. Số lao động này thực tế rất khó để tìm được việc làm mới. Hơn nữa, nhận thức của người lao động cịn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà khơng cố gắng vượt qua khó khăn để tìm việc làm. Tâm lý
chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước và các doanh nghiệp mà khơng có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách phổ biến ở người lao động thuộc các vùng bị thu hồi đất.
Trình độ người lao động trong tỉnh còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề, mặc dù doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động địa phương song do trình độ tay nghề chưa đáp ứng nên phải tuyển dụng ở các địa phương khác. Một số doanh nghiệp khi sử dụng lao động lại mất thời gian đào tạo, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất, gây rủi ro cho doanh nghiệp khi thiếu hụt lao động. Điều này tạo ra mâu thuẫn là trong khi nhiều lao động bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tìm việc làm thì các doanh nghiệp trên địa bàn lại phải tuyển dụng lao động từ các địa phương khác đến.
Chƣơng 4