Thực trạng hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 92 - 96)

doanh

Người bị thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật đất đai còn được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nông dân bị thu hồi đất được hỗ trợ thông qua giao đất kinh doanh dịch vụ, hỗ trợ ổn định sản xuất và thông qua các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, vốn và các điều kiện để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm.

Thực trạng hỗ trợ giao đất kinh doanh dịch vụ cho nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên

Ngày 12/2/2007, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 02/2007/QĐ- UBND về quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng n. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nơng nghiệp nếu địa phương cịn quỹ đất (hoặc có thể bố trí được đất nơng nghiệp), được giao đất nơng nghiệp tại vị trí thửa đất mới có cùng mục đích sử dụng, cùng nhóm hạng đất. Trường hợp vị trí của thửa đất mới có nhóm hạng đất thấp hơn nhóm hạng đất của thửa đất đã thu hồi được hỗ trợ thêm bằng tiền. Mức hỗ trợ thêm tính bằng 10% giá đất nơng nghiệp nhóm hạng đất 1, 2, 3 được UBND tỉnh cơng bố hàng năm. Người bị thu hồi đất được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại các vị trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để sử dụng vào mục đích như làm nhà ở, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Mức đất ở, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp do UBND cấp huyện, thống nhất với Sở Tài Ngun và Mơi trường trình UBND tỉnh phê duyệt cho từng dự án cụ thể.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, một số dự án thu hồi trước đây các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp bị thu hồi được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng việc giao đất có thu tiền sử dụng đất tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (gọi tắt là đất dịch vụ). Chẳng hạn, tại Dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang, cứ một sào Bắc Bộ đất thu hồi, các hộ sẽ được giao 10m2 đất dịch vụ. Mức đất nhỏ nhất cho một gia đình là 40m2. Mỗi suất của gia đình liệt sĩ được giao thêm 20m2. Với chính sách này, các hộ dân sau khi bị thu hồi đất sẽ chuyển sang buôn bán các đồ

nhu yếu phẩm phục vụ cho khu đô thị để sinh sống. Giao đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho nơng dân có đất bị thu hồi chuyển sang làm dịch vụ, thương mại.

Việc triển khai thực hiện đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đôn đốc đẩy nhanh việc thực hiện giao đất dịch vụ cho những người dân bị thu hồi đất theo Nghị định số 17 trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức tiến hành các bước giao đất cho người dân được hưởng chính sách đất dịch vụ đã đủ điều kiện theo quy định đối với các dự án có đầy đủ các yếu tố sau: đã có quyết định thu hồi đất; đã có quy hoạch được duyệt, tổ chức thực hiện bồi thường GPMB xong; các dự án này đã thực hiện đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật hoặc đang triển khai thực hiện các bước của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Thực trạng hỗ trợ ổn định sản xuất nơng nghiệp

Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống từ sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đã có một số điểm mới, đã cụ thể hóa và quy định rõ ràng hơn về đối tượng, loại đất được hỗ trợ, cách tính tỷ lệ khi hỗ trợ... Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nơng nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

Năm 2014, tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số trường hợp cụ thể về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo đó, việc hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng thực hiện theo quy định cụ thể:

Một là, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nơng nghiệp thì được

hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

Hai là, đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03

năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

Ba là, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất

sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, ni trồng thủy sản của các nơng trường quốc doanh thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền. Mức hỗ trợ là 10.000 đồng/m2 đối với diện tích đất bị thu hồi.

Bốn là, người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh

doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi th lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian trợ cấp là 06 tháng.

Tại Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang, ngay từ khi Dự án được phê duyệt, tỉnh đã có chủ trương triển khai xây dựng làng nghề gốm sứ tại xã Xuân Quan; phát triển mở rộng làng nghề mây tre đan tại thị trấn Văn Giang; đặc biệt, tỉnh đã tiếp nhận gần 40 dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang để thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND huyện Văn Giang lập Kế hoạch đào tạo nghề cho nơng dân bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Chính quyền đã có phương hướng giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất như: Thành lập Ban lao động việc làm phối hợp để tuyển những lao động vào làm việc ở các công ty như trồng cây xanh, bảo vệ; động viên bà con nhân dân chuyển đổi về nghề, tập trung đầu tư giao thông thủy lợi ra vùng bãi cho bà con phát triển kinh tế ở vùng bãi; mở một trung tâm thương mại cho bà con buôn bán ở trong xã...

Tuy vậy, tỉnh Hưng Yên đã không thực hiện hỗ trợ ổn định sản xuất cho nông dân bị thu hồi đất và được bồi thường bằng đất nông nghiệp thơng qua các hình thức như hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Trên cơ sở xác định đối tượng, loại đất, tỷ lệ hỗ trợ, các hình thức hỗ trợ được quy đổi thành hỗ trợ bằng tiền mặt.

Như đã phân tích ở chương 2, hình thức hỗ trợ bằng tiền có những điểm tích cực nhất định. Hỗ trợ bằng tiền tạo điều kiện cho nông dân bị thu hồi đất có nhiều

lựa chọn cho phương án sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, thực trạng này cũng bộc lộ những yếu kém, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động hỗ trợ. Hỗ trợ bằng tiền tuy khắc phục được tình trạng hỗ trợ của Nhà nước không phù hợp với nhu cầu của người nơng dân, khơng thiết thực, lãng phí. Mặt khác, điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước chưa thực sự nỗ lực trong việc tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Hỗ trợ bằng các phương thức không phải bằng tiền mặt đòi hỏi Nhà nước phải mất nhiều cơng sức tìm hiểu nhu cầu của người sản xuất, yêu cầu của thị trường cũng như cán bộ thực hiện chính sách hỗ trợ phải có năng lực nắm bắt khoa học kỹ thuật để tìm được phương thức hỗ trợ phù hợp với từng khu vực sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng cũng như tập quán sản xuất và yêu cầu về sản phẩm trên thị trường. Đối với người nông dân bị thu hồi đất, những hỗ trợ bằng phương thức không bằng tiền mặt để ổn định và phát triển sản xuất cần thiết hơn rất nhiều so với hỗ trợ bằng tiền mặt.

Bảng 3.2: Cho vay của các TCTD nhà nƣớc đối với phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hƣng Yên

Đơn vị: Triệu đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dƣ nợ cho vay nông 5.265.205 8.955.022 7.606.631 9.422.290 10.586.008 12.654.273 13.511.426 nghiệp nơng thơn NH Chính 391.216 584.060 1.456.726 1.747.323 1.785.282 1.899.398 1.962.422 sách xã hội NH thương mại nhà 4.866.157 8.365.965 6.149.905 7.674.967 8.800.726 10.754.875 11.549.004 nước NH Phát 7.832 4.997 0 0 0 0 0 triển Việt Nam Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, các TCTD Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để nơng dân vay vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong số các TCTD của Nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất trong nơng nghiệp, nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp các khoản vay ưu đãi về thời hạn, điều kiện thế chấp và lãi suất vay. Nguồn tiền hỗ trợ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trong thời gian qua đã hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổng số người được hỗ trợ từ nguồn quỹ này là 7.106 người, với số tiền trên 140 tỷ đồng.

Bảng 3.3: Cho vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tổng

tính cộng 2011 2012 2013 2014 2015 Tạo việc làm Số lao động Người 1.800 950 1.865 965 1.526 7.106 Số tiền Tr.đồng 35.362 19.257 35.742 19.938 29.800 140.099 Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

Như vậy, ở tỉnh Hưng Yên khơng có các chương trình hỗ trợ sản xuất dành riêng cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất và được đền bù bằng đất nông nghiệp. Tuy vậy, đối tượng này được hưởng những hỗ trợ từ các chính sách chung áp dụng đối với nông dân ở tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w