Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, với diện tích là 1.661 km2, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 63,15%; đất lâm nghiệp chiếm 5,48%. Hải Dương là tỉnh có những thay đổi lớn về kinh tế- xã hội do tác động của việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp. Song hành với kết quả đó, Hải Dương đã có hàng ngàn ha đất nơng nghiệp bị thu hồi. Việc thu hồi đất đã tác động đến việc làm của hàng trăm nghìn người nơng dân bị thu hồi đất [91].
Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Hải Dương đã đưa ra một số biện pháp cơ bản để hỗ trợ tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất.
Một là, tạo việc làm qua giáo dục - đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề
và hướng nghiệp cho lao động nông thôn là đối tượng bị thu hồi đất nơng nghiệp trong đó chú trọng đến các lớp dạy nghề ngắn hạn để trang bị tay nghề cho người lao động, thơng qua đó họ có thể tìm cho mình một cơng việc phù hợp cũng như tự tạo việc làm cho chính bản thân cũng như góp phần vào cơng việc chung của tỉnh. Tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư vào tỉnh sẽ được cung cấp lao động đã qua đào tạo, trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu riêng sẽ được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách của tỉnh.
Hai là, tạo việc làm thơng qua các chương trình phát triển KT - XH, trước hết
là chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động: trồng vải, bánh đậu xanh, bánh gai và nhiều đặc sản khác của địa phương nhờ vậy người lao động đã được thu hút vào đây, giảm thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho bản thân.
Ba là, giải quyết việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất thơng qua chương trình
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao động vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Tỉnh Hải Dương cũng tạo việc làm thơng qua khuyến khích phát triển các chương trình phát triển dịch vụ như bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thơng,...
Bốn là, tạo việc làm thơng qua nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về giải quyết việc
làm. Nguồn vốn vay này được tập trung chủ yếu cho phát triển dịch vụ nơng nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và phục vụ cho phát triển công nghiệp truyền thống để tạo thêm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
Năm là, tạo việc làm thông qua việc đẩy mạnh XKLĐ ra các thị trường, trong
đó chú trọng đến lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở khu vực nông thơn, khu vực bị tác động của q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố trên cơ sở trang bị cho họ một trình độ nhất định về tay nghề, chun mơn kỹ thuật [91].