4. Cơ cấu lao động (%)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tạo việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân, của các cấp các ngành. Đối với nông dân bị thu hồi đất, yêu cầu về việc làm càng trở nên bức thiết hơn và đặc biệt địi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trong thời gian qua, cùng với q trình thu hồi đất nơng nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội, nhiều nơng dân ở tỉnh Hưng n đã bị mất tồn bộ hoặc một phần đất sản xuất. Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, nhằm tạo tiền đề, điều kiện cho người nơng dân để họ tìm việc làm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ thực tiễn, chưa giải quyết hết những nhu cầu và đòi hỏi của nhóm đối tượng này. Trong q trình thực hiện, cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Với mục tiêu nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp, khả thi, thực hiện các biện pháp hỗ trợ tốt nhất từ phía chính quyền tỉnh Hưng n với nhóm đối tượng này, luận án đã khảo lược một số cơng trình nghiên cứu có liên quan, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; đã xây dựng, bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nước đối với nơng dân bị thu hồi đất; phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước với nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất các biện pháp hỗ trợ của Tỉnh với nhóm đối tượng này, giúp cho họ có việc làm, có thu nhập và từng bước làm giàu, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
Để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, UBND tỉnh Hưng Yên cần ban hành và tổ chức các chính sách riêng biệt, cụ thể để hỗ trợ trực tiếp như xây dựng chương trình đào tạo nghề, tìm việc làm, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ XKLĐ… Các chính sách này cần ban hành riêng cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ gián tiếp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh để tạo thêm nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục hỗ trợ phát triển các trung gian trên thị trường lao động như các cơ sở đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…
Bên cạnh đó, để hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất đạt hiệu quả cao hơn cần có sự đồng hành của Trung ương. Chính vì vậy, Luận án kiến nghị:
Một là, đề nghị Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Bộ Tài ngun và Mơi trường hồn thiện các căn cứ pháp lý liên quan đến giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Rà soát lại hệ thống các văn bản đã được ban hành trong thời gian qua để có sự điều chỉnh, bổ sung hồn thiện. Bổ sung chính sách gắn trách nhiệm thu hồi đất với đào tạo, bồi dưỡng nông dân trong độ tuổi lao động.
Hai là, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội xây dựng chính sách đầu tư cho đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bảo hộ cho mọi công dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm mới. Cần hỗ trợ hơn nữa về vốn, đất đai, ưu đãi về thuế,... khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Ba là, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có tổng kết, đánh
giá kịp thời các kết quả hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, từ đó có căn cứ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Bốn là, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội cần có sự thống nhất về chủ trương, đường lối trong thực hiện các chính sách lao động, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất từ TW đến địa phương và cơ sở để những người làm cơng tác quản lý có cơ sở nhất qn giải quyết với mọi người dân. Cần hạn chế tối đa sự không thống nhất và việc thay đổi liên tục chủ chương chính sách như hiện nay.