Phƣơng hƣớng hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 135 - 136)

4. Cơ cấu lao động (%)

4.2.2. Phƣơng hƣớng hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

Hƣng Yên

Sau khi thu hồi đất cho phát triển, phương hướng hỗ trợ của Hưng Yên nhằm tạo việc làm một mặt phải gắn với khai thác sử dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn. Mặt khác, phải đảm bảo an ninh, trật tự an tồn xã hội nói chung, người bị thu hồi đất nói riêng trên cơ sở xử lý đúng đắn lợi ích giữa các bộ phận liên quan tới thu hồi đất là người nông dân mất đất, cơ quan hữu quan của Tỉnh, người sử dụng đất thu hồi. Đồng thời, phải đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng. Do đó phương hướng giải quyết, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất như sau:

Một là, gắn giải quyết lao động và việc làm với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội có thu hồi đất. Chú trọng phát triển DNNVV, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các làng nghề, phát triển tồn diện KT - XH nơng thơn, nơng nghiệp để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chỉ tiêu chỗ làm việc mới đối với các cấp, các ngành. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm.

Hai là, tỉnh Hưng Yên cần định hướng quy định và có chế tài đối với các doanh nghiệp, các chủ thể sử dụng đất thu hồi thu hút lao động bị mất đất vào làm việc. Duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động, khắc phục tình trạng sa thải cơng nhân không đúng với cam kết khi thu hồi đất.

Ba là, hỗ trợ việc xác định, xây dựng chương trình, nội dung, hình thức, phương thức đào tạo nghề một cách phù hợp, thiết thực cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn

đối với lao động vùng đã và sẽ thu hồi đất. Nghề được lựa chọn đào tạo là những nghề có nhu cầu cao của người học và phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH tại địa phương. Nghề đào tạo có tính đặc thù hoặc cung ứng nhân lực lao động cho các KCN tại địa phương. Nghề đào tạo phù hợp với điều kiện về văn hóa, phong tục, tập quán và trình độ của số đơng lao động nơng thơn trong khu vực. Nghề đào tạo phải có khả năng nhân rộng. Ưu tiên đào tạo các nghề mà người lao động có khả năng tự chủ động tìm việc làm.

Bốn là, tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động; hỗ trợ các cơ sở, trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề mới.

Năm là, đẩy mạnh XKLĐ và ưu tiên cho lao động thuộc diện thu hồi đất đai, nhất là khu vực nông nghiệp, nơng thơn.

Sáu là, phát triển mơ hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi,… lồng ghép các chương trình dự án, thực hiện xã hội hố giải quyết việc làm, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia giải quyết việc làm.

Bảy là, kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn tỉnh với việc tìm việc làm ở địa bàn khác.

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w