Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung

trung học cơ sở

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở trường THCS nhằm để xác định mức độ đạt được mục tiêu GD THCS, là căn cứ để điều chỉnh quá trình GD, góp phần nâng cao chất lượng GD.

Ở trường THCS kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được tổ chức dưới nhiều hình thức, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, đánh giá của GV, tự đánh giá của HS, đánh giá của nhà trường, đánh giá của gia đình và đánh giá của cộng đồng. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá cần phối hợp thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá trên.

Tùy thuộc nội dung đánh giá theo yêu cầu của môn học, hoạt động GD, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn đánh giá riêng, đánh giá bằng định lượng, đánh giá bằng nhận xét hoặc kết hợp hai hình thức đánh giá. Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của HS được thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS trung học phổ thông.

Đối với yêu cầu đổi mới GD hiện nay, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trường được xây dựng phải phù hợp với kế hoạch GD từng môn học, hoạt động GD theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

20

HS và trên cơ sở yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình GD phổ thông hiện hành. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)