8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở
sinh ở các trường trung học cơ sở
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đây là một hoạt động thường xuyên, thông qua kiểm tra đánh giá để xác định mức độ đạt được của HS so với mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học. Kết quả kiểm tra đánh giá cũng là cơ sở để thúc đẩy quá trình học tập của HS. Đồng thời, thông qua kết quả kiểm tra đánh giá để đánh giá kết quả hoạt động dạy học của GV. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động kiểm tra đánh giá lại càng được đề cao và thường xuyên đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.
Kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển của HS
SL 176 18 1 0
3,90 1 % 90,3 9,2 0,5 0,0
2
Đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với nội dung, chương trình, mục tiêu dạy học SL 174 20 1 0 3,89 2 % 89,2 10,3 0,5 0,0 3 HS được đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau: Thông qua hoạt động học trên lớp, hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, bài làm kiểm tra. SL 149 42 4 0 3,74 3 % 76,4 21,5 2,1 0,0
49
Thông qua bảng khảo sát, việc tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS định kỳ, thường xuyên, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển của HS được các đối tượng khảo sát đánh giá cao (3,9 điểm - xếp hạng 1). Hoạt động này được các trường THCS trên địa bàn thị xã được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Nội dung đánh giá phù hợp với mục tiêu, chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình GD phổ thông hiện hành.
Đối với hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ chú trọng vào các đợt kiểm tra định kỳ của chương trình, chưa chú trọng việc đánh giá thông qua các hoạt động học, các hồ sơ học tập, sản phẩm học tập… của HS (3,74 điểm – xếp hạng 3). Việc phân tích kết quả học tập của HS được các đối tượng khảo sát đánh giá thấp nhất (3,73 điểm – xấp hạng 4), đây là hạn chế của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả HS ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Việc phân tích kết quả học tập của HS rất quan trọng, thông qua đó, người QL và GV phân tích ưu khuyết điểm của HS, đối chiếu nội dung kiểm tra với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng để có biện pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá.
Nguyên nhân của hạn chế trên xuất phát từ việc tổ chức các hoạt động dạy học của nhà trường chưa đa dạng. Việc tổ chức kiểm tra HS thông qua bài kiểm tra thuận lợi hơn, huy động được số đông HS tham gia, cùng một nội dung đánh giá có thể đánh giá được nhiều HS. Trong khi các hình thức đánh giá như đánh giá thông qua báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận, hồ sơ HS, sản phẩm thí nghiệm, thực hành thường mất rất nhiều thời gian và công sức của GV. Việc kiểm tra, trao đổi với GV về hoạt động kiểm tra đánh giá của người QL nhà trường chưa được thường xuyên, gần như khoán cho GV và các tổ chuyên môn thực hiện.
50
Như vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường THCS cơ bản thực hiện theo yêu cầu của chương trình GD phổ thông hiện hành, công tác đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra trong thời gian qua chưa được chú trọng thực hiện.