Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh

về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và việc nâng cao chất lượng dạy học

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp là nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động DH và việc nâng cao chất lượng lượng dạy học, giúp cho họ hiểu rõ bản chất của hoạt động DH để nâng cao trách nhiệm trong QL, trong DH và học tập.

3.2.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

* Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL trường THCS và giúp họ nhận thức đúng về vai trò công tác QL hoạt động DH ở trường THCS.

Giúp cho đội ngũ GV và HS hiểu rõ bản chất của của hoạt động DH, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đối với GV phải trang bị cho mình kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và tự nhận thấy cần đổi mới quan niệm về dạy học; đối với HS có động lực, nhu cầu học tập với quyết tâm và phương pháp học tập đúng đắn.

* Cách tổ chức thực hiện

69

đặt từ trên xuống mà cần có cách thức cụ thể để họ nhận thấy việc đổi mới là sự tất yếu khách quan.

- Đối với đội ngũ CBQL (hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn)

Cần tăng cường học tập, nghiên cứu, cập nhật đầy đủ, kịp thời về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của ngành GD&ĐT về GD và QL hoạt động dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác QL do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT. Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, vận dụng có hiệu quả vào công tác QL hoạt động HD phù hợp với điều kiện của nhà trường và phổ biến tuyên truyền cho GV, HS trong nhà trường.

Mỗi nhà trường, CBQL tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực QL hoạt động DH theo yêu cầu đổi mới, đồng thời đề xuất cấp trên có kế hoạch cử CBQL, các tổ trưởng chuyên môn đi bồi dưỡng.

Trong quá trình tuyên tuyền, nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những rào cản, để thuyết phục đội GV trong nhà trường, CBQL nhà trường là tấm gương, đội tiên phong trong hoạt động DH và nâng cao chất lượng DH.

- Đối với đội ngũ GV: CBQL và trước hết là hiệu trưởng nhà trường

phải làm cho đội ngũ GV hiểu rõ vai trò của hoạt động dạy học, chất lượng dạy học của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố GV hay cụ thể hơn là đội ngũ GV quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường. Đội ngũ GV ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn còn phải nắm vững bản chất của hoạt động dạy học.

Trước hết, hiệu trưởng nhà trường tổ chức cho GV được tiếp thu những kiến thức cập nhật về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quan điểm chỉ đạo của ngành GD&ĐT, kiến thức cập nhật về phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, địa phương, thành tựu của khoa

70

học GD hiện đại và mục tiêu GD của nhà trường để phù hợp với tình hình mới. Tổ chức cho CBQL, GV nhà trường thảo luận, bàn bạc về những vấn đề cập nhật đó. Nội dung tập trung chủ yếu về các vấn đề cập nhật mới, phù hợp với mọi đối tượng GV để có thể áp dụng.

Cách thức tổ chức thảo luận có thể lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội đồng sư phạm nhà trường hoặc sinh hoạt chuyên môn,... với mục đích để GV tự nhận thấy vai trò của hoạt động DH và yêu cầu đổi mới của là yếu tố khách quan, không bị áp đặt từ trên xuống một cách máy móc, từ đó GV có ý thức trách nhiệm đối với hoạt động DH của mình.

Trên cơ sở sự đồng thuận của GV, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, mục tiêu GD của bộ môn, nhà trường.

Các trường cần giới thiệu, cử GV cốt cán tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn, các hội thảo... về tổ chức hoạt động HD ở trường phổ thông do phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức, đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ GV ngoài việc tổ chức tuyên truyền trong nhà trường.

- Đối với HS: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của HS, HS

phải có thái độ, động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Trong quá trình học, phải hình thành cho mình phương pháp, kỹ năng học tập tích cực.

Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo cho GV, kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường tuyên truyền, GD cho HS nhận thức được tầm quan trọng nhiệm vụ học tập của các em; trong hoạt động DH của GV thường xuyên sử dụng phương pháp, kỹ thuật DH tích cực, hỗ trợ, hướng dẫn HS khám phá, tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích... để phát hiện kiến thức mới, tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giúp HS có năng lực

71

chỉnh mình; tổ chức phát động các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)