Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 65 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện nhà trường và tình hình học tập của HS SL 180 12 3 0 3,91 1 % 92,3 6,2 1,5 0,0 2

Chỉ đạo, hướng dẫn công tác soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH

SL 158 31 6 0

3,78 4 % 81,0 15,9 3,1 0,0

56

3

Chỉ đạo công tác đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS SL 163 20 12 0 3,77 5 % 83,6 10,3 6,2 0,0 4

Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học. Ứng dụng CNTT vào dạy học.

SL 134 55 6 0

3,66 7 % 68,7 28,2 3,1 0,0

5

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của HS SL 152 34 9 0 3,73 6 % 77,9 17,4 4,6 0,0 6 Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

SL 165 24 6 0

3,82 2 % 84,6 12,3 3,1 0,0

7

Kiểm tra định kỳ, đột xuất về hoạt động dạy học của GV theo quy định

SL 156 38 1 0

3,79 3 % 80,0 19,5 0,5 0,0

Qua kết quả bảng 2.13 và thực tế tại thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi có một số đánh giá như sau:

Các trường đã thực hiện khá tốt công tác QL việc thực hiện chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện nhà trường và tình hình học tập của HS.

Qua khảo sát thực tế, hàng năm các trường thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên môn trên cơ sở bám sát tình hình HS, điều kiện thực tiễn của nhà trường, đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm, các nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch chuyên môn của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ và kế hoạch giảng dạy của tổ. Kế hoạch chuyên môn của tổ được cụ thể hóa, lượng hóa các định mức, nhiệm vụ được giao, có giải pháp thực hiện. Cùng với nhà trường, các tổ chuyên môn hướng dẫn các GV xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chương trình bộ môn và kế hoạch bài dạy. Các kế hoạch của GV, tổ bộ môn được kiểm tra, phê duyệt theo quy chế làm việc của các trường.

57

QL công tác bồi dưỡng, và tự bồi dưỡng GV của các trường được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, hướng dẫn của ngành, các hoạt động QL bồi dưỡng được triển khai thực hiện tốt như: Bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học. Ngoài ra, các nội dung bồi dưỡng cập nhật những vấn đề mới của ngành đều được phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn lại cho GV. Về bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực ngoại ngữ (nâng bậc năng lực tiếng Anh) đa số do CBQL, GV tự đăng ký đi bồi dưỡng, các GV hoàn thành việc tự bồi dưỡng luôn được sự quan tâm của nhà trường, các cấp QL trong việc xét thăng hạng viên chức.

QL chỉ đạo, hướng dẫn công tác soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH được thực hiện mới ở mức độ đối phó hoặc chủ yếu tập trung cho các hoạt động chuyên đề về chuyên môn, thi GV dạy giỏi cấp thị, cấp tỉnh, chưa được đẩy mạnh thực hiện trong hoạt động dạy học ở nhà trường. Nguyên nhân, do việc đầu tư thiết kế các hoạt động dạy học trên lớp theo hướng đổi mới phù hợp với đối tượng HS, kiểu bài, nội dung dạy học đòi hỏi GV có tâm huyết, đầu tư nhiều công sức, thời gian.

Kết quả QL hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chưa cao (3,77 điểm – xếp hạng 5). Qua tìm hiểu, một số GV chưa có nhận thức đúng đắn về thực hiện đổi mới phướng pháp DH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Có ý kiến cho rằng tổ chức hoạt động học để HS tự hình thành, chiếm lĩnh kiến thức mất rất nhiều thời gian, trong thời gian 1 tiết học không thể truyền tải hết nội dung bài dạy, HS chưa có kỹ năng tự học và học hợp tác, thường trong các hoạt động học có nhiều em không tích cực tham gia hoạt động. Thực tế, GV ít được tham quan, dự giờ, đánh giá góp ý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS nên còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

58

Để phát huy hiệu quả QL đổi mới PPDH, tập trung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của HS là một giải pháp tốt. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV, giúp GV chủ động lựa chọn nội dung, hình thức và PPDH cho phù hợp với từng đối tượng HS. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần dành nhiều thời gian cho HS phân tích hoạt động học của HS, thông qua hoạt động học của HS phân tích tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp, rút kinh nghiệm về PPDH của GV. Nhưng hiện nay, việc chỉ đạo hoạt động này đạt hiệu quả chưa cao (3,73 điểm – xếp hạng 6).

Qua kết quả khảo sát cho thấy, khâu QL ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa được các đối tượng khảo sát đánh gia thấp nhất trong QL hoạt động dạy học của GV (3,66 điểm – xếp hạng 7), điều này cũng tương ứng với kết quả khảo sát ứng dụng CNTT trong dạy học của GV. Để ứng dụng tốt CNTT trong dạy học đòi hỏi mỗi GV phải có năng lực, kỹ năng về CNTT, sử dụng internet và kỹ năng sử dụng một số phần mềm trong dạy học. Việc chuẩn bị một bài học có ứng dụng CNTT GV phải mất rất nhiều thời gian, công sức, ở các trường thuận lợi có nhiều lớp GV sẽ thuận lợi hơn. Nhưng trong thực tế, đội GV có kỹ năng đáp ứng yêu cầu trên không nhiều, hơn nữa một số tiết dạy có ứng dụng CNTT còn mang tính hình thức, hiệu quả không cao, nhiều khi làm mất sự tập trung chú ý của HS. Hơn nữa thực tế số phòng học đủ điều kiện để ứng dụng CNTT trong dạy học chưa phổ biến.

Như vậy, công tác QL hoạt động dạy của GV ở các trường THCS ở địa bàn bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

59

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)