Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Gia

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC THCS THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG HỘI, GIÁO DỤC THCS THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Thị xã Gia Nghĩa được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Gia Nghĩa, xã Quảng Thành và xã Đắk Nia thuộc huyện Đắk Nông. Địa giới hành chính thị xã Gia Nghĩa: phía Đông giáp huyện Đắk Glong, phía Tây giáp huyện Đắk R'lấp, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp huyện Đắk Song.

Thị xã có 08 đơn vị hành chính cấp xã (05 phường, 03 xã) và 61 thôn, bon, tổ dân phố, có diện tích tự nhiên 28.384 ha. Thị xã Gia Nghĩa có Quốc lộ 14 là trục giao thông chính của các tỉnh Tây Nguyên đi ngang qua và Quốc lộ 28 kết nối với tỉnh Lâm Đồng. Điều kiện tự nhiên, giao thông tạo cho thị xã Gia Nghĩa tiềm năng du lịch và thủy điện khá lớn.

Tổng dân số thị xã khoảng 64.353 người với 21 dân tộc sinh sống. Dân tộc kinh chiếm trên 80%, dân số dân tộc tại chỗ chiếm gần 4%, các dân tộc thiểu số khác chiếm 9% dân số thị xã. Do thị xã là đơn vị trung tâm về kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Đắk Nông, mới được thành lập hơn 14 năm nên quy mô dân số tăng nhanh, nhất là tăng cơ học.

Đa số nhân dân sống trên địa bàn sống bằng nghề nông nghiệp, tỉ trọng thương mại và dịch vụ trên địa bàn đang dần phát triển và chiếm tỉ trọng trong phát triển kinh tế xã hội của thị xã ngày càng cao. Từ sự phát triển của khu

34

công nghiệp khoán sản alumin và một số khu du lịch trên địa bàn, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Hạ tầng đô thị ngày càng khang trang, hệ thống giao thông được mở rộng. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho Nhân dân được hưởng thụ nhiều hơn các loại dịch vụ, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân. Lĩnh vực GD được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Gia Nghĩa sẽ hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đô thị loại 2 và trở thành thành phố Gia Nghĩa vào cuối năm 2019.

Tình hình chung về GD&ĐT: Tính đến cuối năm học 2018-2019, thị xã

Gia Nghĩa có 39 trường học từ mầm non đến THCS, trong đó có 17 trường mầm non (06 trường mầm non tư thục), 14 trường tiểu học, 01 trường tiểu học và THCS, 07 trường THCS. Tổng số HS 15.481 em, trong đó 4.216 cháu mầm non (1.243 trẻ ở trường mầm non tư thục), 7.289 HS tiểu học, 3.976 HS THCS; Tổng số CBQL, GV, nhân viên 906 người, trong đó: CBQL: 83 người (tư thục: 08 người), GV 716 người (22 GV hợp đồng; 68 GV trường tư thục), nhân viên 107 người (tư thục 25 người); Số trường đạt chuẩn quốc gia có 16 trường, trong đó: 06 trường Mầm non, 06 trường Tiểu học và 04 trường THCS; Thị xã Gia Nghĩa đã hoàn thành các mục tiêu phổ cập GD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1 và đạt chuẩn chống mù chữ mức độ 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)