Thực trạng về hoạt động học của học sinh ở các trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 55 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng về hoạt động học của học sinh ở các trường trung

học cơ sở

Hoạt động học là hoạt động nhận thức, khi HS có nhu cầu hiểu biết mới có động cơ, tích cực học tập. Kết quả của hoạt động học chính là kết quả hoạt động dạy học của nhà trường.

Thực trạng hoạt động học của HS ở trường THCS được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng về hoạt động học của HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Việc nắm bắt và thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường, của ngành

SL 156 34 4 1

3,77 1 % 80,0 17,4 2,1 0,5

2 Việc thực hiện kỷ cương, nền nếp trong học tập của HS

SL 141 45 5 4

3,66 6 % 72,3 23,1 2,6 2,1

3 HS có ý thức, mục đích, động cơ, hứng thú, say mê học tập.

SL 123 53 15 4

3,51 8 % 63,1 27,2 7,7 2,1

46

4

HS được tham gia nhiều hoạt động học: Học trong lớp, ngoài lớp học, cách thức tìm kiếm thông tin bổ sung, hoàn thiện và phát triển kiến đã được học…

SL 134 49 11 1

3,62 7 % 68,7 25,1 5,6 0,5

5

HS được tham gia các lớp bồi dưỡng HS giỏi, lớp phụ đạo cho HS yếu kém

SL 152 29 9 5

3,68 4 % 77,9 14,9 4,6 2,6

6

HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao.

SL 147 36 7 5

3,67 5 % 75,4 18,5 3,6 2,6

7

HS được đánh giá kết quả học tập khách quan, toàn diện, thường xuyên, theo sự tiến bộ, phù hợp với mục tiêu dạy học

SL 151 35 7 2

3,72 3 % 77,4 17,9 3,6 1,0

8

Các ý kiến của HS được đều được tiếp nhận và hướng dẫn phản hồi của GV, các tổ chức, CBQL nhà trường

SL 150 40 5 0

3,74 2 % 76,9 20,5 2,6 0,0

Kết quả của bảng 2.8 cho thấy:

Đa số các đối tượng khảo sát cho rằng HS đã nắm bắt thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường, của ngành (3,77 điểm – xếp hạng 1). HS đã được học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường. Tuy nhiên việc chấp hành kỷ cương, nền nếp học tập lại không được thực hiện nghiêm túc (3,66 – xếp hạng 6).

Các ý kiến của HS đều được tiếp nhận và hướng dẫn phản hồi của GV, các tổ chức, CBQL nhà trường (3,74 điểm – xếp hạng 2). Các nhà trường rất quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, ý kiến HS. Trong các hoạt động, xử lý có hiệu quả thông tin hai chiều rất quan trọng, đó là tín hiệu tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động QL của nhà trường.

47

tiêu dạy học (3,72 điểm – xếp thứ 3) cũng tương xứng với kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Các hoạt động tổ chức cho HS được tham gia nhiều hoạt động học: Học trong lớp, ngoài lớp học, cách thức tìm kiếm thông tin bổ sung, hoàn thiện và phát triển kiến thức đã được học… (3,62 điểm – xếp hạng 7); HS được tham gia các lớp bồi dưỡng HS giỏi, lớp phụ đạo cho HS yếu kém (3,68 điểm – xếp hạng 4); HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao (3,67 điểm – xếp hạng 5) được các đối tượng khảo sát đánh giá chưa cao. Đây là các hoạt động quan trọng, bổ trợ cho hoạt động dạy học chính khóa, giúp HS cũng cố, hoàn thiện, nâng cao, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao góp phần vào việc hoàn thiện con người, tạo tiền đề để thúc đẩy quá trình học tập của HS. Qua khảo sát ý kiến HS về tinh thần tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao có 11,8% HS không tham gia hoặc tham gia vì bắt buộc.

Ý thức, mục đích, động cơ, hứng thú, say mê học tập được đánh giá điểm thấp nhất (3,51 điểm – xếp hạng 8), qua khảo sát ý kiến HS trên địa bàn nhận thấy có 38,6% HS được khảo sát cho biết động cơ học tập để mở mang trí tuệ, 48,7% HS cho biết học tập để sau này có nghề nghiệp ổn định, số còn lại cho biết học theo yêu cầu của bố mẹ và động cơ khác; tỉ lệ HS đánh giá học chưa chuyên cần 10,6%; 16,1% HS cho biết chưa thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nề nếp học tập.

Như vậy, ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa đã làm tốt công tác quán triệt thực hiện các hoạt động học cho HS, triển khai các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động học của HS, tuy nhiên hiệu quả và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động học cho HS chưa cao, cần có các giải pháp thiết thực, cụ thể để GD HS có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phát huy tính

48

chủ động, tích cực trong học tập của HS, hình thành nền nếp học tập, nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)