Đổi mới quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Đổi mới quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL GD, nhất là đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức tầm quan trọng của hoạt động dạy học và việc nâng cao chất lượng dạy học.

Có tài liệu phục vụ CBQL, GV nghiên cứu về khoa học GD và QLGD. Các tài liệu cần ngắn gọn, súc tích nhưng đảm bảo nội dung, tính khoa học, được cập nhật theo yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

Các trường học được giao quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch GD nhà trường, có cơ chế cho các nhà trường khai thác các nguồn lực trong và ngoài nhà trường tăng CSVC, phương tiện dạy học, truyền thông và điều kiện đảm bảo cho tổ chức các hoạt động DH.

3.2.2. Đổi mới quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học. học.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy QL nhà trường đối với hoạt động dạy học, thực hiện tốt chức năng QL – nội dung QL hoạt động dạy học trong trường THCS.

Kế hoạch hóa các hoạt động HD trong nhà trường để CBQL, GV biết được nhiệm vụ, phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

* Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch QL hoạt động dạy học trong quy mô nhà trường để cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng hoạt động, lộ trình, điều kiện, phương tiện cần thiết và yêu cầu về kết quả của hoạt động. Các kế hoạch gồm: Kế hoạch

72

nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch của GV. Các kế hoạch được thông qua, phê duyệt theo quy chế làm việc của nhà trường.

Kế hoạch QL hoạt động dạy học trong nhà trường đảm bảo các nội dung sau:

- Đặc điểm tình hình nhà trường, những thuận lợi/khó khăn, ưu điểm/hạn chế liên quan đến hoạt động dạy học.

- Mục tiêu hoạt động dạy học của nhà trường.

- Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch. - Các chủ thể và nguồn lực thực hiện kế hoạch.

- Các kết quả cần đạt khi thực hiện kế hoạch

* Cách tổ chức thực hiện

Xác định cơ sở để xây dựng kế hoạch như: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp trên (của Phòng GD&ĐT đối với nhà trường; của nhà trường đối với tổ chuyên môn và GV...), đặc điểm tình thực tế của nhà trường; kế hoạch phát triển GD của thị xã Gia Nghĩa theo giai đoạn; chiến lược phát triển nhà trường....

Tổ chức xây dựng kế hoạch, để bản kế hoạch có chất lượng cần được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, gồm các bước sau:

- Bước 1: Từ cơ sở để xây dựng kế hoạch, phải nhận thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên, nhiệm vụ của ngành và mục tiêu của nhà trường...

- Bước 2: Trên cơ sở thực trạng của nhà trường như: chất lượng HS năm học trước, chất lượng đầu vào năm học, các nguồn lực tài chính, CSVC, đội ngũ GV... phân tích điểm mạnh, những hạn chế, thời cơ và thách thức để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch. Kế hoạch có tính khả thi, được sự đồng thuận tham gia đông đảo của GV và HS.

73

cao hiệu quả hoạt động DH, hiệu lực công tác QL theo yêu cầu thực tế hiện nay. Những vấn đề cần quan tâm đó là:

+ Mục tiêu dạy học chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang thành phát triển phẩm chất, năng lực HS.

+ Nội dung dạy học chuyển từ kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp. Chương trình GD phổ thông hiện hành được xây dựng theo từng môn, từng bài riêng lẻ trong phạm vi một tiết học. Do vậy, GV không đủ thời gian để triển khai đầy đủ các tiến trình dạy học trên lớp theo PPDH tích cực; hơn nữa, một số nội dung trong sách giáo khoa, các thông tin không còn chính xác với hiện tại; nội dung dạy học trong chương trình còn trùng lặp giữa các môn học như: Vật lý, Hóa học, Sinh học... cần phải rà soát, sắp xếp lại nội dung, chương trình dạy học để có thể tổ chức được nhiều hoạt động dạy học, dạy học trên lớp, ngoài lớp học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo...

+ PPDH chuyển từ truyền thụ một chiều sang tổ chức hoạt động học cho HS.

+ Kiểm tra đánh gia: Từ kiểm tra ghi nhớ sang đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập kết hợp với đánh giá quá trình, sự tiến bộ của HS.

+ Các vấn đề cần quan tâm khác của nhà trường, tổ chuyên môn và của từng GV.

- Bước 4: Lập kế hoạch.

CBQL nhà trường có nhiệm vụ phân công, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức thảo luận để thống nhất, đồng thời duyệt kế hoạch để làm cơ sở pháp lý chỉ đạo triển khai thực hiện.

Cuối cùng chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch cần thường xuyên kiểm tra thực hiện kế hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau, kiểm tra thông qua sổ báo cáo, thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra bằng dự giờ hoặc kiểm tra HS để nắm bắt thông tin một cách

74

chính xác để xử lý thông tin và điều chỉnh lệch lạc. Khi có vấn đề nảy sinh, nếu cần thiết, có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tập thể sư phạm nhà trường có sự đồng thuận, nhất quán trong QL, chỉ đạo việc xây dựng và lập kế hoạch theo yêu cầu thực tiễn.

Đội ngũ CBQL, GV phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch, có các nguồn lực đảm bảo để thực hiện kế hoạch, được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu của nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)