Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 93 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho độ

đội ngũ giáo viên

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp là nhằm nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ GV ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông thông qua nội dung, phương pháp bồi dưỡng.

84

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

* Nội dung biện pháp:

Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, yêu cầu năng lực DH của đội ngũ GV. Đội ngũ GV ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa cần được bồi dưỡng để đáp ứng những vấn đề đổi mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Việc QL thực hiện công tác bồi dưỡng GV cần được tiến hành một cách khoa học từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng. Trong đó cần chú trọng nội bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu phát triển liên tục GV, đó là những vấn đề cập nhật kiến thức chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực GD và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của ngành, yêu cầu phát triển GD của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD.

* Cách thức thực hiện:

Để công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV đạt hiệu quả tốt, các trường phải làm tốt công tác tuyên tuyền, nâng cao nhận thức, GV tự nhận thấy nhu cầu phải bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng một cách tự giác, tích cực.

Nhiệm vụ quan trọng chủ yếu nhà trường cần thực hiện để chỉ đạo, hướng dẫn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV:

+ Đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV. Cơ sở để đánh giá là các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2018/TT-GDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GD phổ thông. Đây là cơ sở để đánh giá thực

85

bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của nhà trường. Nội dung bồi dưỡng

+ Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng với nhiều nội dung và hình thức khác nhau, bồi dưỡng tại nhà trường, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm dạy học, chia sẽ và hướng dẫn của đồng nghiệp, các hoạt động bồi dưỡng do ngành, địa phương tổ chức…

+ Quy định và tạo điều kiện cho GV tự bồi dưỡng.

Trong quá trình chỉ đạo bồi dưỡng GV chú trọng bồi dưỡng ngay trong hoạt động dạy học của GV, trong sinh hoạt tổ chuyên môn, thao giảng, chuyên đề. Đây là bồi dưỡng theo hình thức trải nghiệm thực tiễn, GV được trực tiếp trải nghiệm, tương tác, được sự đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm. Dĩ nhiên, yêu cầu các hoạt động này phải đúng thực chất, tránh cách làm hình thức, đối phó, ỷ lại và sức ỳ của GV trong hoạt động đổi mới GD.

Đưa kết quả bồi dưỡng GV vào tiêu chí thi đua, khen thưởng, thực hiện chế độ, chính sách và sử dụng đội ngũ để động viên, khích lệ GV chủ động tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có được sự đồng thuận, nhất quán trong đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường, đồng thời nhận thức rõ mục tiêu phải bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

Các trường có cơ chế, chính sách đối GV thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

86

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)