Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 89 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm QL hiệu quả, khoa học, chặt chẽ hoạt động học tập của HS, giúp HS có động cơ, ý thức học tập đúng đắn, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực nhằm nâng chất lượng GD theo mục tiêu DH của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

* Nội dung biện pháp

QL hoạt động học của HS, giúp HS điều chỉnh hoạt động học của mình với tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Hình thành nền nếp học tập. Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong QL hoạt động học của HS.

80

* Cách thức thực hiện

- GD tinh thần thái độ học tập của HS:

Yêu cầu đổi mới về GD, để nâng cao hiệu quả dạy và học ngoài sự nổ lực của GV, HS phải có ý tinh thần, thái độ, phương pháp học tập đúng đắn. HS có động cơ, chủ động, tích cực trong hoạt động học, có năng lực hợp tác, năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh. Nhà trường cần quan tâm công tác GD tinh thần, tháo độ học tập cho HS xuyên suốt trong quá trình học tập của các em.

Từ đầu năm học, các trường chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức cho HS sinh thảo luận đề ra nội quy học tập, thống nhất trong cả lớp. Chỉ khi nội quy, quy định chính do HS đề ra (tất nhiên dưới sự hướng dẫn của GV chủ nhiệm, nội quy, quy chế của nhà trường), thì HS sẽ có ý thức chấp hành tốt hơn. Hạn chế tình trạng áp đặt HS theo khuôn mẫu nhà trường định sẵn.

Nội dung nội quy học tập tập trung vào vấn đề: Chuyên cần; tinh thần thái độ học tập; tổ chức học tập; sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập; quy định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội quy học tập. Các GV giảng dạy bộ môn cần biết được nội quy của lớp đã thống nhất xây dựng.

Chỉ đạo tổ chức đa dạng các hoạt động: học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể để thu hút HS vào các hoạt động một cách tự giác. Chỉ đạo GV nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thức hiện nội quy học tập của HS, duy trì tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể của lớp, của nhà trường.

Trong quá trình tổ chức hoạt động DH của GV cần có phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, tôn trọng sáng kiến và sự độc lập của HS, kịp thời động viên, khuyến khích tinh thần học tập HS, với tinh thần phát huy vai trò chủ động thực hiện nội quy học tập của nhà trường, của tập thể.

81

- Tăng cường QL, chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém:

Đây là hoạt động dạy học đặc thù, được thực hiện theo kế hoạch GD của nhà trường (chương trình tự chọn 2 tiết/tuần/lớp) và hoạt động phụ đạo HS của nhà trường nhằm giúp HS cũng cố, hoàn thiện mở rộng, phát triển năng khiếu, năng lực tư duy sáng tạo cho HS hoặc khắc phục những thiếu hụt kiến thức, rèn luyện thêm kỹ năng, phương pháp học tập đối với HS có kết quả học tập chưa tốt.

Việc QL tổ chức hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém dựa trên yêu cầu thực tế của HS, học lực, năng khiếu của các em. Nếu QL tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu DH trong nhà trường.

Để nâng cao hiệu quả QL, chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém các trường cần có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể.

Trước tiên, quán triệt, tuyên truyền trong đội ngũ về vai trò, ý nghĩa và mục đích của công tác QL, chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém.

Xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đặc điểm, trình độ học lực, năng lực học tập của HS, tổ chức theo từng đối tượng HS. Nội dung kiến thức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém bám sát mục tiêu chương trình phổ thông hiện hành, có phần nâng cao dành cho HS giỏi.

Chỉ đạo chuyên môn nhà trường, phân công GV phụ trách và xây dựng nội dung dạy học phù hợp từng nhóm đối tượng. GV được phân công phải có tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác. Các lớp bồi dưỡng nâng cao cho HS được lựa chọn nội dung bồi dưỡng theo sở trường, năng lực của

82

các em. Các lớp phụ đạo HS yếu kém, trên cơ sở đánh giá kết quả học tập của HS, GV cần định hướng HS để lựa chọn cho phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kế hoạch, kịp thời điều chỉnh kế hoạch. Nội dung kiểm tra tập trung vào hiệu quả công tác tổ chức và kết quả học tập của HS. Hình thức kiểm tra thực hiện theo định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong QL hoạt động học của HS

Gia đình là một trong ba lực lượng GD quan trọng, khi nhà trường, gia đình HS có sự thống nhất cao về mục tiêu, nội dung PPDH, công tác QL hoạt động dạy học của nhà trường mới đạt được hiệu quả mong đợi.

Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm giúp cho HS có đủ thời gian học tập cần thiết. Quá trình học tập ở nhà là sự tiếp nối quá trình học tập trên lớp, đồng thời giúp HS cũng cố và tìm hiểu đào sâu kiến thức.

Công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường chủ yếu được được thực hiện thông qua GV chủ nhiệm lớp, hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ gia đình HS tổ chức tốt việc học tập ở nhà của HS.

Nội dung chỉ đạo GV hướng dẫn, giúp đỡ gia đình HS tập trung các vấn đề: Hướng dẫn cha mẹ HS biết cách đánh giá kết quả học tập của con em mình thông qua các bài kiểm tra trên lớp, kết quả đánh giá của GV bộ môn thông qua đó phụ huynh HS biết được điểm mạnh, điểm yếu và biện pháp giúp đỡ; hướng dẫn những công việc cần thực hiện ở nhà như sắp xếp thời gian học, đôn đốc, kiểm tra việc học tại nhà của con em mình; chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn GV chủ nhiệm có kỹ năng tốt tổ chức họp phụ huynh và kỹ năng giao tiếp với phụ huynh HS.

83

Chỉ đạo tổ chức hiệu quả các lần họp phụ huynh HS (thông thường mỗi năm học có 3 kỳ họp, đầu năm, giữa năm và cuối năm). Tùy vào kỳ họp lựa chọn nội dung phù hợp với từng thời điểm. Thông qua kỳ họp phụ huynh HS tuyên truyền, phổ biến yêu cầu, mục tiêu của nhà trường; thống nhất các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của HS; giúp phụ huynh HS biết được ý thức tinh thần và kết quả học tập ở trường để có biện pháp, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Với điều kiện thuận lợi về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là CNTT, nhà trường cần chuyển hình thức QL thông tin nhà trường trên website và sổ liên lạc truyền thống sang sổ liên lạc điện tử để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ GV có năng lực, tâm huyết, các trường học có chính sách động viên, khen thưởng GV một cách hợp lý, công bằng, khách quan. Mỗi nhà giáo là mỗi tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo để đồng nghiệp và HS noi theo. Nhà trường tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học, các hoạt động dạy học được tổ chức dưới nhiều hình thức, trong lớp học, ngoài lớp học… giúp HS có hứng thú trong học tập.

Điều kiện CSVC đảm bảo để tổ chức các hoạt động DH. Được sự đồng thuận và hỗ trợ của phụ huynh HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)