KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

39

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động dạy học các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Thực trạng QL hoạt động dạy học các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

CBQL, GV các trường THCS: 195 người (15 CBQL, 180 GV). HS các trường THCS: 480 em.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn; quan sát một số hoạt động dạy và hoạt động học của GV và HS; các nguồn số liệu thông qua báo cáo của phòng GD&ĐT, UBND thị xã Gia Nghĩa.

* Đánh giá khảo sát mức độ thực hiện:

Sau khi thực hiện khảo sát, chúng tôi dùng phương pháp toán học để xử lý kết quả khảo sát.

Khảo sát về mức độ thực hiện, gồm có 4 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu tương ứng với các mức điểm chúng tôi sử dụng điểm số từ cao xuống thấp: 4, 3, 2, 1 (Tốt: 4 điểm; khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm); sau đó tính trung bình và xếp thứ tự.

Công thức tính điểm trung bình: X x ni. i n

 

, trong đó xi là điểm đạt được ở mức i, ni số lượt chọn của mức i, n tổng số lượt người tham gia đánh giá.

40

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.3.1. Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học là đích mà GV và HS cần hướng tới, nó là cơ sở để GV xác định nội dung, PPDH, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS. Kết quả triển khai thực hiện mục tiêu dạy học ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về thực hiện mục tiêu dạy học

TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu

1 Thực hiện mục tiêu dạy học theo quy định hiện hành

SL 163 27 5 0

3.81 1 % 83,6 13,8 2,6 0,0

2

Mục tiêu dạy học được hướng dẫn triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình ở đơn vị

SL 149 40 6 0

3.73 3 % 76,4 20,5 3,1 0,0

3

Mục tiêu dạy học được cụ thể hóa vào bài giảng cho HS

SL 158 33 4 0

3.79 2 % 81,0 16,9 2,1 0,0

Thông qua bảng kết quả khảo sát 2.5 có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Các đội tượng khảo sát đều đánh giá thực hiện nghiêm túc mục đúng tiêu dạy học theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện kịp thời điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn ở đơn vị, được cụ thể hóa vào từng bài học cụ thể.

Một số đối tượng khảo sát chưa quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu GD cũng như việc điều chỉnh mục tiêu theo điều kiện thực tiễn và cụ thể hóa vào từng bài giảng cho HS, Đây là một trong những khó khăn trong việc triển

41

Trong các nội dung, nội dung hướng dẫn triển khai thực hiện mục tiêu phù hợp với đặc điểm tình hình ở địa phương được xếp thứ ba trong bảng khảo sát cho thấy rằng công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mục tiêu còn hạn chế. Nội dung Thực hiện mục tiêu dạy học theo quy định hiện hành xếp thứ nhất chứng tỏ rằng đa số đối tượng khảo sát đã nhận thức và thực hiện nghiêm túc mục tiêu dạy học theo quy định chung của ngành.

Như vậy, đa số các đối tượng khảo sát đã thực hiện nghiêm túc mục tiêu chương trình GD phổ thông hiện hành.

2.3.2. Thực trạng về việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở các trường trung học cơ sở ở các trường trung học cơ sở

Bảng 2.6. Đánh giá về thực hiện nội dung, chương trình dạy học

TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Việc thực hiện rà soát nội dung, chương trình dạy học để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu dạy học. SL 143 47 5 0 3,71 3 % 73.3 24.1 2.6 0 2

Thực hiện đúng nội dung, chương trình, phân phối chương trình hoặc sai lệch chương trình đã được duyệt.

SL 163 29 3 0

3,82 2 % 83,6 14,9 1,5 0,0

3

Thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch chuyên môn, thời khóa biểu của nhà trường.

SL 189 5 1 0

3,96 1 % 96,9 2,6 0,5 0,0

Việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học các đối tượng khảo sát đều thực hiện rất nghiêm túc kế hoạch dạy học, kế hoạch chuyên môn, thời khóa biểu của nhà trường, chứng tỏ ý thức thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường trong đội ngũ rất tốt.

Việc thực hiện rà soát nội dung, chương trình dạy học để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu dạy học chỉ xếp thứ

42

ba cho thấy các trường học chưa quan tâm việc điều chỉnh nội dung dạy học để tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần thiết về kiến thức, kỹ năng của chương trình GD phổ thông hiện hành, để tránh nội dung trùng lặp giữa các môn học, hoạt động GD, bổ sung những thông tin mới phù hợp thay thế cho những thông tin cũ, lạc hậu, nâng cao hiệu quả thực hiện nội dung chương trình dạy học. Để làm tốt nội dung này, ngay từ đầu năm học, các trường cần tổ chức cho các tổ chuyên môn, GV căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành nghiên cứu, thảo luận, rà soát nội dung dạy học, đề xuất các nội dung điều chỉnh, hoàn thiện nội dung dạy học cho từng môn học, chuyên môn nhà trường tổng hợp trình hiệu trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy cần đẩy mạnh công tác thực hiện rà soát, điều chỉnh, cập nhật nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2.3.3. Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở trung học cơ sở

Thực trạng về hoạt động dạy học của GV ở các trường THCS của các đối tượng khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7.

43

Bảng 2.7. Đánh giá về hoạt động dạy học của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Việc xây dựng kế hoạch

năm học trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện nhà trường và tình hình học tập của HS

SL 174 20 1 0

3,89 1 % 89,2 10,3 0,5 0,0

2 Công tác soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH

SL 143 42 10 0

3,68 4 % 73,3 21,5 5,1 0,0

3 Sử dụng các PPDH tích cực, tổ chức các hoạt động học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS SL 142 49 4 0 3,71 3 % 72,8 25,1 2,1 0,0 4 Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học. Ứng dụng CNTT vào dạy học. SL 110 62 23 0 3,45 6 % 56,4 31,8 11,8 0,0 5 Thực hiện các chuyên đề chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của HS

SL 141 45 9 0

3,68 5 % 72,3 23,1 4,6 0,0

6 Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

SL 145 47 3 0

3,73 2 % 74,4 24,1 1,5 0,0

Qua kết quả đánh giá của các đối tượng khảo sát cho thấy:

Việc GV xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện nhà trường và tình hình của HS được đánh giá cao nhất (xếp thứ 1). Việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học; thực hiện các chuyên đề chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của HS được đánh giá thấp nhất (xếp thứ 6 và thứ 5). Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng

44

cao trình độ chuyên môn; đổi mới phương pháp soạn giáo án, dạy học theo hướng đổi mới đã được chú trọng.

Theo khảo sát của chúng tôi, hạn chế của GV trong việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học là do hiện nay, trang thiết bị - phương tiện dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa rất nghèo nàn, lạc hậu, hiện đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. Địa phương, các nhà trường chưa có điều kiện cấp mới hoặc sữa chửa bổ sung. Một bộ phận GV ngại sử dụng, chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học. Trình độ sử dụng CNTT, các thiết bị dạy học hiện đại của đội ngũ còn hạn chế, một số trường không có điều kiện để sử dụng do còn thiếu phương tiện như máy tính, máy chiếu… điều đó cũng được thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến của HS, có 44,9% HS đánh giá thiết bị dạy học của trường thiếu và không có

Sử dụng các PPDH tích cực, tổ chức các hoạt động học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS xếp thứ 3 - 3,71 điểm. Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến HS, có 17% HS đánh giá không chú ý nghe thầy cô giảng bài, hướng dẫn hoạt động học; HS gặp khó khăn trong học tập do thầy cô giảng bài khó hiểu (17,8%), phương tiện dạy học thiếu thốn (11,4%), 41,1% cho rằng do mất kiến thức căn bản. 41,9% HS cho rằng có học thực hành ở trường nhưng rất ít.

Việc tổ chức các chuyên đề chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của HS là rất quan trọng, qua sinh hoạt giúp GV phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế, trao những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Tuy nhiên, nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn còn nặng về hành chính, hình thức, chưa thực sự đổi mới.

45

các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào giáo án và hoạt động dạy học của mình. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chưa được triệt để.

Qua đó có thể thấy, hoạt động dạy học của GV ở trường THCS trên địa bàn thị xã cơ bản đã đi vào nền nếp, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả chưa được như mong đợi, đặc biệt là việc ứng dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ và CNTT trong dạy học chưa cao. Việc xây dựng kế hoạch dạy học chưa có chiều sâu, chưa chú trọng công tác rà soát, tích hợp các nội dung trùng lặp giữa các môn học, chưa có nhiều phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau. Các hoạt động thực hiện đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học chưa mạnh mẽ.

2.3.4. Thực trạng về hoạt động học của học sinh ở các trường trung học cơ sở học cơ sở

Hoạt động học là hoạt động nhận thức, khi HS có nhu cầu hiểu biết mới có động cơ, tích cực học tập. Kết quả của hoạt động học chính là kết quả hoạt động dạy học của nhà trường.

Thực trạng hoạt động học của HS ở trường THCS được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng về hoạt động học của HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Việc nắm bắt và thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường, của ngành

SL 156 34 4 1

3,77 1 % 80,0 17,4 2,1 0,5

2 Việc thực hiện kỷ cương, nền nếp trong học tập của HS

SL 141 45 5 4

3,66 6 % 72,3 23,1 2,6 2,1

3 HS có ý thức, mục đích, động cơ, hứng thú, say mê học tập.

SL 123 53 15 4

3,51 8 % 63,1 27,2 7,7 2,1

46

4

HS được tham gia nhiều hoạt động học: Học trong lớp, ngoài lớp học, cách thức tìm kiếm thông tin bổ sung, hoàn thiện và phát triển kiến đã được học…

SL 134 49 11 1

3,62 7 % 68,7 25,1 5,6 0,5

5

HS được tham gia các lớp bồi dưỡng HS giỏi, lớp phụ đạo cho HS yếu kém

SL 152 29 9 5

3,68 4 % 77,9 14,9 4,6 2,6

6

HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao.

SL 147 36 7 5

3,67 5 % 75,4 18,5 3,6 2,6

7

HS được đánh giá kết quả học tập khách quan, toàn diện, thường xuyên, theo sự tiến bộ, phù hợp với mục tiêu dạy học

SL 151 35 7 2

3,72 3 % 77,4 17,9 3,6 1,0

8

Các ý kiến của HS được đều được tiếp nhận và hướng dẫn phản hồi của GV, các tổ chức, CBQL nhà trường

SL 150 40 5 0

3,74 2 % 76,9 20,5 2,6 0,0

Kết quả của bảng 2.8 cho thấy:

Đa số các đối tượng khảo sát cho rằng HS đã nắm bắt thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường, của ngành (3,77 điểm – xếp hạng 1). HS đã được học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường. Tuy nhiên việc chấp hành kỷ cương, nền nếp học tập lại không được thực hiện nghiêm túc (3,66 – xếp hạng 6).

Các ý kiến của HS đều được tiếp nhận và hướng dẫn phản hồi của GV, các tổ chức, CBQL nhà trường (3,74 điểm – xếp hạng 2). Các nhà trường rất quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, ý kiến HS. Trong các hoạt động, xử lý có hiệu quả thông tin hai chiều rất quan trọng, đó là tín hiệu tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động QL của nhà trường.

47

tiêu dạy học (3,72 điểm – xếp thứ 3) cũng tương xứng với kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Các hoạt động tổ chức cho HS được tham gia nhiều hoạt động học: Học trong lớp, ngoài lớp học, cách thức tìm kiếm thông tin bổ sung, hoàn thiện và phát triển kiến thức đã được học… (3,62 điểm – xếp hạng 7); HS được tham gia các lớp bồi dưỡng HS giỏi, lớp phụ đạo cho HS yếu kém (3,68 điểm – xếp hạng 4); HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao (3,67 điểm – xếp hạng 5) được các đối tượng khảo sát đánh giá chưa cao. Đây là các hoạt động quan trọng, bổ trợ cho hoạt động dạy học chính khóa, giúp HS cũng cố, hoàn thiện, nâng cao, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao góp phần vào việc hoàn thiện con người, tạo tiền đề để thúc đẩy quá trình học tập của HS. Qua khảo sát ý kiến HS về tinh thần tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao có 11,8% HS không tham gia hoặc tham gia vì bắt buộc.

Ý thức, mục đích, động cơ, hứng thú, say mê học tập được đánh giá điểm thấp nhất (3,51 điểm – xếp hạng 8), qua khảo sát ý kiến HS trên địa bàn nhận thấy có 38,6% HS được khảo sát cho biết động cơ học tập để mở mang trí tuệ, 48,7% HS cho biết học tập để sau này có nghề nghiệp ổn định, số còn lại cho biết học theo yêu cầu của bố mẹ và động cơ khác; tỉ lệ HS đánh giá học chưa chuyên cần 10,6%; 16,1% HS cho biết chưa thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nề nếp học tập.

Như vậy, ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa đã làm tốt công tác quán triệt thực hiện các hoạt động học cho HS, triển khai các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động học của HS, tuy nhiên hiệu quả và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động học cho HS chưa cao, cần có các giải pháp thiết thực, cụ thể để GD HS có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phát huy tính

48

chủ động, tích cực trong học tập của HS, hình thành nền nếp học tập, nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS.

2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở sinh ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)