8. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Xây dựng môi trường dạy học, đổi mới cơ chế quản lý hoạt
động dạy học, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng
3.2.7.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích của biện pháp là xây dựng môi trường dạy học lành mạnh; đổi mới cơ chế QL hoạt động dạy học theo hướng giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với nhà trường các tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao; phát triển các phong trào thi đua sôi nổi trong hoạt động dạy và học nâng cao chất lượng GD toàn diện nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện
* Nội dung thực hiện
Môi trường dạy học trong trường THCS là môi trường văn hóa học đường, có phong trào thi đua học tập sôi nổi, tập thể sư phạm mẫu mực, HS đoàn kết, nhà trường khang trang sạch sẽ đó là mục tiêu nhà trường nào cũng phải cố gắng xây dựng để đạt được góp phần GD ý thức học tập và rèn luyện cho HS.
Hoàn thiện cơ chế QL hoạt động dạy học trong nhà trường khoa học, hiệu quả, mỗi cá nhân, tập thể đều có ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình.
Đẩy mạnh thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường để ghi nhận, khuyến khích tập thể, GV, HS hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và học tập của mình góp phần thực hiện mục tiêu GD.
90
- Xây dựng môi trường dạy học
Trước hết phải xây dựng, củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức trong nhà trường, tổ chức hoạt động của nhà trường được thực hiện dưới nguyên tắc đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng. Phát huy tính dân chủ, vai trò chủ động của các lực lượng GD trong nhà trường. Mỗi tổ chức trong nhà trường có quy chế làm việc và phối hợp với hiệu trưởng nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong tổ chức, mỗi công việc, nhiệm vụ có mục tiêu rõ ràng, có kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh kịp thời.
Xây dựng quán triệt tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường, quy trong đó quy định các quy tắc ứng xử chung của nhà trường, quy tác ứng xử của GV, quy tắc ứng xử của CBQL, quy tắc ứng xử của HS, quy tắc ứng xử của nhân viên, ứng xử của cha mẹ HS, và ứng xử của khách đến làm việc. Tạo dựng nền văn hóa học đương, đảm bảo môi trường GD lành mạnh, thân thiện.
QL, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nền nếp, lề lối làm việc và tinh thần thái độ làm việc và học tập, đảm bảo kỷ cương trường học.
Phát động triển khai có hiệu quả phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực”. Tranh thủ từ nhiều nguồn lực xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp, an toàn, có hệ thống cây xanh, bóng mát, công trình vệ sinh...
Chỉ đạo tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học kết hợp với các phong trào thi đua văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao trong nhà trường kết hợp tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội như: Tham quan di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống của địa phương, lao động công ích, quyên góp ủng hộ ”quỹ vì người nghèo”, giúp đỡ gia đình khó khăn... qua đó hình thành ý thức, thói quen và hành vi văn minh.
91
Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó như: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để cùng với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu chung của nhà trường.
Nêu cao vai trò gương mẫu của CBQL, GV theo tinh thần cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức và sáng tạo”.
Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, để chính quyền địa phương cùng chung tay phát triển sự nghiệp GD&ĐT; tuyên truyền trong nhân dân hiểu rõ vai trò và yêu cầu đổi mới GD&ĐT; tranh thủ các nguồn lực để thực hiện xã hội hóa GD.
Phối hợp với các cơ quan, ban ngành ở địa trong trong công tác QL xã hội, đặc biệt là QL ngăn chặn các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào học đường.
- Đổi mới cơ chế QL hoạt động dạy học
Cơ chế QL hiệu quả được thực hiện bằng cách giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Tăng cường giám sát thực hiện của cơ quan QL GD, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác của tập thể, cá nhân.
- Đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn. Trên cơ sở kế hoạch của GV và tổ chuyên môn, nhà trường phê duyệt và giám sát kiểm tra kết quả thực hiện. Cách thức thực hiện đã nêu ở biện pháp thứ ba.
- Đổi mới công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của GV: Theo định hướng đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra GD, cơ quan QL nhà nước về GD không kiểm tra, thanh tra hoạt động sư phạm của GV mà do nhà trường thực hiện và chịu hoàn toàn trách nhiệm về QL hoạt động sư phạm trong nhà trường.
92
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học, sử dụng các phần mềm QL chương trình, thời khóa biểu, QL HS, QL thư viện – thiết bị... để nâng hiệu quả công tác QL, thực hiện QL hoạt động dạy học khoa học, hiệu quả.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng
Tổ chức tốt các phong trào thi đua thiết thực, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua nhằm động viên, khen thưởng, khích lệ GV, HS kịp thời. Kiện toàn Hội đồng thi đua trong nhà trường theo đề lệ trường học, có kế hoạch, phong trào thi đua sôi nổi, huy động tối đa lực lượng GV, HS tham gia. Nội dung thi đua tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, có tiêu chí cụ thể.
Có kế hoạch phát động dưới nhiều hình thức, phong phú, hấp dẫn. Triển khai, theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện các phong trào thi đua, làm minh chứng để xét thi đua đảm bảo khách quan tránh hình thức và bệnh thành tích trong GD.
Thực hiện tổng kết thi đua, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch. Đề cao vai trò trách nhiệm, gương mẫu của hiệu trưởng, chú trọng khen thưởng các cá nhân, tập thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác và học tập của HS.
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn chiến lược, có năng lực QL, lãnh đạo, có phương pháp QL khoa học, chặt chẽ, luôn làm việc với tinh thần cầu thị, khách quan. Nắm bắt đầy đủ, kịp thời quy định của ngành, chính sách của địa phương đối với sự nghiệp GD&ĐT.
Có sự hỗ trợ tham gia nhiệt tình, tích cực của chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội và sự đồng thuận của cha mẹ HS.
93
Các thành viên trong nhà trường có ý thức xây dựng và phát triển nhà trường. Ý chí phấn đấu trong lao động và học tập.