8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở
1.4.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học là những yêu cầu mà người học cần đạt được sau một lớp học, cấp học, dựa trên yêu cầu chung của quá trình phát triển đất nước. Nói cách khác là những phẩm chất, năng lực người học cần đạt được sau một quá trình GD.
Ở nước ta, mục tiêu dạy học được Bộ GD&ĐT qui định, ban hành, hướng dẫn thực hiện trên cơ sở quan điểm chỉ đạo, đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước, đó là căn cứ để nhà trường xây dựng mục tiêu GD phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, địa phương. Mục tiêu dạy học còn được cụ thể hóa ở từng nội dung GD và từng môn học.
QL mục tiêu dạy học ở trường THCS là QL chỉ đạo thực hiện mục tiêu theo quy định của ngành, đã được cụ thể hóa để phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, phù hợp với chương trình, các hoạt động GD của nhà trường.
1.4.2.2. Quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học
Nội dung, chương trình dạy học trong nhà trường được Bộ GD&ĐT quy định gồm mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tưng môn học.
QL thực hiện nội dung, chương trình dạy học là công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện của người QL nhà trường đến các tổ chức trong nhà trường, đội ngũ GV trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học của nhà trường.
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và thực hiện nội dung, chương trình dạy học cần được tiếp tục rà soát tinh giản những nội dung vượt quá
24
mức độ cần thiết về kiến thức, kỹ năng của chương trình GD phổ thông hiện hành, điều chỉnh để tránh nội dung trùng lặp giữa các môn học, hoạt động GD, bổ sung những thông tin mới phù hợp thay thế cho những thông tin cũ, lạc hậu.
Để QL thực hiện nội dung, chương trình dạy học đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn, CBQL cần nắm rõ nguyên tắc cấu tạo nội dung, chương trình cấp học, cấu tạo, mục tiêu, nội dung của chương trình môn học, kế hoạch dạy học, PPDH đặc thù của từng môn, lớp, cập nhật những thay đổi.
QL thực hiện nội dung, chương trình dạy học cần đảm bảo nguyên tắc: Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu GD của chương trình GD phổ thông hiện hành.
Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và hoạt động GD.
Đảm bảo thời lượng của các môn học và các hoạt động GD được quy định trong chương trình GD phổ thông hiện hành.
Đảm bảo tính khả thi với quyết tâm cao, tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của các cơ sở GD.
1.4.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
QL hoạt động dạy học là nhiệm vụ chủ đạo trong nhà trường, nó chiếm hầu hết thời lượng, sự đầu tư trong công tác QL ở trường THCS nhằm đảm bảo cho nhà trường hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
QL hoạt động giảng dạy của GV gồm:
Phân công chuyên môn nhà trường, việc phân công chuyên môn phải đảm bảo nguyên tắc: Phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của GV.
25
Chỉ đạo GV, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường và yêu cầu đặc thù bộ môn.
Chỉ đạo, hướng dẫn công tác soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Công tác chuẩn bị bài lên lớp tốt thì hiệu quả, chất lượng giờ lên lớp càng cao. Hoạt động soạn giáo án của GV cần được đổi mới để phù hợp với mục tiêu GD. Giáo án của GV tập trung thiết kế các hoạt động học của HS, thông qua các hoạt động đó giúp HS tiếp cận, chủ động lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng cần đạt của mục tiêu bài học, hoạt động học.
Chỉ đạo đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tích cực sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù bộ môn, kiểu bài lên lớp. Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học, giúp HS khám phá những điều chưa biết một cách tích cực, chủ động, hạn chế phương thức dạy học mà HS thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học. Thiết bị, phương tiện dạy học là một thành tố không thể tách rời trong quá trình dạy học, nó có vai trò quan trọng trong đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại thường có ứng dụng những thành tựu của CNTT. Do vậy, trong quá trình QL hoạt động dạy học của GV cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học, khuyến khích GV sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, có ứng dụng CNTT.
Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của HS, hạn chế các hoạt động mang tính hành chính trong sinh hoạt chuyên môn. Trong sinh hoạt chuyên môn cần tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến HS, HS học như thế nào và đang gặp khó khăn gì trong học tập,
26
PPDH có phù hợp có gây hứng thú cho HS không? Kết quả học tập của HS có được cải thiện và có cần điều chỉnh gì? Sinh hoạt chuyên môn cũng là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV. QL sinh hoạt của các tổ chuyên môn đúng quy định Điều lệ trường học, gồm sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng. Ngoài sinh hoạt chuyên môn định kỳ, nhà trường cần quan tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.
Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới về GD. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có ý nghĩa quyết định đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà trường. Công tác bồi dưỡng GV được thực hiện thông qua bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo quy định của Bộ GD&ĐT, bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn hè hoặc bồi dưỡng các vấn đề mới theo chương trình, kế hoạch của Bộ, Sở GD&ĐT. Cơ sở chủ yếu để chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng được căn cứ chuẩn chức danh nghề nghiệp, yêu cầu đổi mới về GD&ĐT.
Kiểm tra hoạt động dạy học của GV, thông qua việc kiểm tra hoạt động dạy học của GV nâng cao chất lượng giảng dạy, giữ vững nền nếp, kỷ cương, khuyến khích sự cố gắng của GV. Đồng thời bồi dưỡng cho GV có khả năng tự kiểm tra, đánh giá công việc của bản thân. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung việc thực hiện quy chế chuyên môn, chất lượng giảng dạy. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra hoạt động dạy học của GV được thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học của GV căn cứ hồ sơ chuyên môn của GV và tổ chuyên môn, hoạt động giảng dạy và các hoạt động chuyên môn khác của GV, qua nắm bắt thông tin với tổ chuyên môn, phụ huynh HS...
27
1.4.2.4. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học của HS và hoạt động dạy của GV là hai hoạt động tồn tại song song nhau, công tác QL hoạt động học của HS được thực hiện thông qua hoạt động dạy của GV. QL hoạt động học của HS là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Các nội dung chủ yếu trong QL hoạt động học tập của HS:
QL thực hiện nội dung, nền nếp, kỷ cương trong học tập, đó là những quy định cụ thể về thái độ, hành vi ứng xử, quy định về sử dụng, bảo vệ đồ dùng học tập, tài sản của nhà trường, quy định về khen thưởng, kỷ luật... Kết quả học tập của HS có vai trò quyết định nhiều đến kết quả học tập.
QL phát động phong trào thi đua trong học tập, đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm thu hút HS vào học tập và các hoạt động GD. Hoạt động này cần chú ý động viên, khen thưởng với nhiều mức độ và hình thức khác nhau, được tiến hành thường xuyên định kỳ theo tuần, tháng, học kỳ, cuối năm, khen thưởng ở lớp, ở trường. Trong phong trào thi đua cần chú ý công tác nêu gương và xây dựng gương điển hình, các phong trào thi đua cần đi vào thực chất, tránh bệnh thành tích.
QL xây dựng động cơ, thái độ học tập cho HS, để cho HS có động cơ học tập đúng đắn và tích cực trong học tập, người GV, người QL định hướng cho HS những ước mơ, hoài bão, xác định năng lực, sở trường. Rèn luyện cho HS phương pháp học tập tích cực và tự học.
QL, chỉ đạo GV tổ chức các hoạt động học đa dạng, học trong lớp, ngoài lớp học, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao, đây cũng là nội dung quan trọng trọng định hướng đổi mới GD&ĐT, dạy học gắn với thực tiễn nhằm mở rộng kiến thức đã được học trong nhà trường.
28
Chỉ đạo GV thực hiện đánh giá kết quả học tập khách quan, toàn diện, thường xuyên, theo sự tiến bộ, phù hợp với mục tiêu dạy học.
Tổ chức tiếp nhận và phản hồi các ý kiến liên quan đến các vấn đề sinh hoạt và học tập của HS.
Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để QL hoạt động học của HS. Hướng dẫn cha mẹ HS biết đánh giá kết quả học tập, thực lực của con em mình, từ đó phối hợp cùng với GV trong QL và hướng dẫn, theo dõi việc học tập của HS một cách hiệu quả.
Kiểm tra thực hiện công tác tổ chức thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, các hoạt động của nhà trường liên quan đến hoạt động học của HS.
1.4.2.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học được thực hiện thông qua kết quả học tập của HS, căn cứ kết quả học tập của HS để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu GD và điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS góp phần nâng cao chất lượng GD.
Nội dung QL kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học gồm:
Phổ biến, quán triệt cho GV quy chế, cách thức, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra đánh giá HS của GV
Phân tích kết quả học tập của HS, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4.2.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học
Trong các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học, CSVC, phương tiện dạy học là một yếu tố quan trọng không thể tách rời trong quá trình dạy
29
học, là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nội dung QL gồm:
Ban hành các văn bản quản lý, kế hoạch hóa việc khai thác, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ việc dạy học.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện bổ sung, nâng cấp, khai thác cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ thiết bị dạy học nhằm phục vụ tích cực cho hoạt động dạy học
Triển khai nhiều hình thức thi đua nhằm động viên khuyến khích các cá nhân, tập thể thường xuyên sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Có biện pháp cụ thể trong việc khuyến khích phong trào tự làm thiết bị