Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học TT Nội dung Mức độ thực hiện ___ X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 CSVC, trường, lớp cảnh quan sư phạm, sân chơi, bãi tập… đáp ứng nhu cầu dạy học

SL 121 57 16 1

3,53 2 % 62,1 29,2 8,2 0,5

2

Phương tiện, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học

SL 112 58 20 5

3,42 3 % 57,4 29,7 10,3 2,6 % 57,4 29,7 10,3 2,6

3

Công tác đầu tư, bổ sung, nâng cấp, sữa chữa, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị dạy học

SL 104 71 16 4

3,41 4 % 53,3 36,4 8,2 2,1 % 53,3 36,4 8,2 2,1

4

Thư viện nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy học đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham khảo của GV và HS

SL 117 67 11 0

3,54 1 % 60,0 34,4 5,6 0,0

Qua đánh giá của các đối tượng khảo sát, cơ bản các trường THCS đã quan tâm đầu tư, xây dựng trang bị tài liệu GV, HS phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tham khảo. Hoạt động của thư viện trường được tổ chức thường xuyên như giới thiệu sách mới, phát động ngày sách Việt Nam… Số lượng sách tham khảo và tài liệu thường xuyên cập nhật, một số đơn vị đã bố trí máy tính có kết nối internet để GV và HS tiện tra cứu tài liệu. Hoạt động thư viện trường THCS đã góp phần xây dựng thói quen đọc sách, văn hóa đọc, hình

51

bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cũng như cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, số lượng HS, GV tự vào thư viện trường nghiên cứu chưa nhiều. Đối với HS chủ yếu tham gia hoạt động đọc sách theo kế hoạch của nhà trường. Nguyên nhân một phần từ sự phổ biến của phương tiện thông tin đại chúng và các thiết bị công nghệ cầm tay như điện thoại thông minh. Để hạn chế vấn đề trên, một số trường đã thực hiện cấm HS mang điện thoại đến trường.

Hiện nay, các trường cơ bản có đủ số phòng học trên một lớp, có sân chơi, cảnh quan sư phạm đảm bảo điều kiện tổ chức hoạt động dạy và học.

Điểm hạn chế nhất là phương tiện, thiết bị dạy học hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học. Nguyên nhân thiết bị dạy học ở các trường chủ yếu được cấp từ chương trình thay sách giáo khoa từ năm 2001, đến nay quy mô số lớp, số HS tăng nhiều, từ khi thị xã Gia Nghĩa được thành lập (năm 2004) nhiều trường đã được tách ra theo địa giới hành chính, khu dân cư, thiết bị trường cũng được chia sẽ cùng với hư hỏng và xuống cấp hoặc hết niên hạn sử dụng (đặc biệt đối với hóa chất dùng và vật dụng để thí nghiệm, thực hành). Mặt khác, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của quy mô HS, thị xã chỉ tập trung đầu tư xây dựng trường, phòng học và các công trình thiết yếu, chưa có đủ kinh phí để đầu tư trang bị trang thiết bị dạy học.

Như vậy, thực trạng CSVC ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy và học, thuận lợi nhất là hệ thống thư viện, số phòng học đủ điều kiện để các trường học nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày. Nhưng các trường cần tích cực có giải pháp để đầu tư, trang bị thêm thiết bị, phương tiện dạy học, nhất là thiết bị dạy học hiện đại để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)