1.3.3-Yêu cầu đối với người GV:
1.3.3.1- Tư cách phẩm chất, đạo đức của người giáo viên:
Bao gồm:
a. Lòng yêu nghề mến trẻ:
Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí. Chính cái cao quí ấy của nghề nghiệp đặt ra những yêu cầu bắt buộc đối với người giáo viên. Người GV tiếp xúc với học sinh, đối tượng là con người do vậy chỉ có lịng u thương vơ hạn đối với các em mới giúp cho thầy cơ vượt khó khăn, tập trung sức lực vào việc giảng dạy. Lòng yêu nghề thúc đẩy sức sáng tạo,
lịng hăng say làm việc, tìm tịi cái mới, cái hay cho giờ giảng. Lòng yêu nghề giúp thầy cơ vượt qua khó khăn, vững bước đứng trên bục giảng. Có yêu nghề, người GV mới trăn trở với bài giảng, mới đầu tư suy nghĩa cho giáo án chất lượng và luôn luôn khắc phục thiết sót hồn chỉnh tiết giảng.
b.Phẩm chất đạo đức:
Từ ngàn xưa, xã hội Việt Nam ta địi hỏi người GV phải có phẩm chất đạo đức chuẩn mực, phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà xã hội thừa nhận. Trong việc làm, ở mọi nơi, mọi lúc, người thầy giáo phải thể hiện tính gương mẫu, mơ phạm, biểu hiện ở sự công bằng, vô tư, ngay thẳng, thái độ tận tâm, tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề, thương mến trẻ, quí trọng đồng nghiệp. Trong công tác giảng dạy cũng như trong đời sống hàng ngày, GV phải mẫu mực từ ăn mặc, đi đứng, nói năng đến quan hệ giao tiếp,... đều phải thể hiện phong cách nhà giáo. Khơng lẫn lộn giữa tình cảm và qui định. GV phải có tinh thần kỉ luật cao, biết quí trọng và chặt chẽ về giờ giấc. Chỉ có những phẩm chất tốt đẹp, cao q như thế mới có thể giáo dục, rèn luyện HS trở thành con người mới, người chủ tương lai của đất nước với phẩm chất đạo đức, chính trị cao đẹp, biết thương người, biết đối xử công tâm, thẳng thắn, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Người GV biết phấn đấu hy sinh vì mục tiêu: "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh." [8, 22] Những thầy giáo giỏi có tư cách đạo đức, phẩm chất tốt, tạo niềm tin cho HS noi theo và chính niềm tin u, lịng kính trọng sẽ tạo điều kiện phát huy tính tích cực ở người học.
Với những đức tính cao q của thầy, cơ sẽ giúp HS học tập và rèn luyện để hình thành nhân cách tốt đẹp của một công dân, giúp các em biết giá trị đích thực của lao động, biết đấu tranh bảo vệ cơng lí, bảo vệ cái đúng, chống lại những sai trái của người khác, biết tránh những tệ nạn xã hội.
c. Tạo niềm tin của HS đối với giáo viên:
Với kiến thức uyên bác, lòng say mê nghề nghiệp, năng lực sư phạm và nghệ thuật giảng dạy điêu luyện, với lòng yêu thương trẻ và phẩm chất đạo đức tốt đẹp, mẫu mực, người GV sẽ được HS tơn vinh và kính trọng. Sự lịch thiệp,
văn minh, tác phong nhanh nhẹn nhưng gần gũi hòa đồng với học sinh, biết được những vui buồn, lo lắng những ước mơ của các em để giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo, tạo cho các em niềm tin yêu, thì mọi ý kiến của thầy đều được các em tiếp thu nhanh chóng. Niềm tin của HS càng tăng lên do chất lượng giảng dạy hàng ngày của giáo viên, ngược lại, nó có thể mất đi nếu GV thiếu hoàn thiện nghệ thuật và nội dung giảng dạy của mình. HS rất nhạy bén trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống, nếu tất cả lời nói, việc làm của GV thể hiện đầy đủ tài năng sư phạm thì niềm tin của họ đối với GV sẽ cao, niềm tin của HS là vơ cùng hệ trọng, vì vậy GV cần duy trì, cũng cố xây dựng niềm tin thiết thực trong quá trình giảng dạy.