MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỀN ĐNGV: 3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 76 - 80)

HỒ CHÍ MINH

3.1- MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỀN ĐNGV: 3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đẵng khóa VUI về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và nhiệm vụ đến năm 2000 đã khẳng định: "Phát triển đào tạo đại học, THON, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề bảo đảm có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ 21. Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng GV cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuấn về hiện đại hóa các điều kiện dạy và học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học và THCN, dạy nghề đạt hiệu quả tiêu chuẩn quốc tế" [11,33-34].

Báo cáo của BCH TW Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa xã hội hóa". Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và khơng chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập". Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội." Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiêu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê trong cả nước và từng địa phương. Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy vi tính." [8, 109]

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Đảng có chỉ rõ: "Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề

nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước". [8, 202]

Muốn vậy phải: "Phát triển ĐNGV, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản ĐNGV đạt chuẩn quốc gia tỷ lệ GV so với HS theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ GV cho các vùng miền núi cao, hải đảo." [8, 204]

Thực hiện chủ trương trên, ngành GD&ĐT đang tích cực triển khai, thể hiện qua Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó có đề ra 6 giải pháp phát triển GD&ĐT thì giải pháp đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV là một trong bốn giải pháp đột phá.

Đối với ngành THCN cần chú ý:

* Nâng cao tỷ lệ GV THON có trình độ sau đại học lên 7% vào năm 2005; 10% vào năm 2010. Tăng cường đào tạo thạc sĩ.

* Cải tiến cách đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng việc thay đổi nội dung phương pháp GD&ĐT ở nhà trường các cấp.

* Trong việc đào tạo và bồi dưỡng GV chú ý đúng mức đến việc rèn luyện và giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo.

* Hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc của GV. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học. Tăng phụ cấp khu lực, phụ cáp sư phạm ở các vùng khó khăn. Tổng phụ cấp cho GV các nơi đó bằng khoảng 2-3 lần lương cơ bản. Từng địa phương thu nhập của GV trên mức trung bình của cơng chức.

Do đó phát triển ĐNGV được xem là khâu đột phá trong những năm đầu của thê kỷ 21, bởi lẻ ĐNGV và cán bộ QLGD là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trị quyết định sự thành cơng của việc đổi

mới giáo dục - đào tạo. "ĐNGV phải được xây dựng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình, có chất lượng ngày càng cao về đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu: người giáo viên không chỉ dạy hiểu biết, dạy làm mà cịn dạy chung sống, tồn tại...; khơng chỉ dạy kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà cịn dạy thái độ; khơng chỉ dạy chữ mà còn phải dạy người, dạy nghề... cho thế hệ trẻ". |4, 130]

Như vậy mới theo kịp sự phát triển GD&ĐT của các nước trên thế giới, vì tiến sang thế kỷ 21 giáo dục đứng trước đổi thay của thế giới ngày nay, các tiến bộ nhanh chóng tạo ra bởi khoa học và công nghệ vừa là hy vọng vừa là thách thức to lớn; các vấn đề của tồn cầu hóa và sự gia tăng các cách biệt giữa các quốc gia; khát vọng được khang định bản sắc văn hóa, địi hỏi tơn trọng đa dạng; sự nổi lên của các mâu thuần giữa truyền thống và hiện đại, giữa cạnh tranh và bình đẳng cơ hội, giữa bùng nổ kiến thức và khả năng tiếp thu,... Giáo dục với tư cách là yếu tố quyết định cho sự phát triển xã hội, cần phải đáp ứng được các xu hướng lớn đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng muốn vậy thì giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột chính, đó là :

Học để biết (learning to know): tiếp thụ một sự giáo dục chung đủ rộng và các hiểu biết đủ sâu trong một số lĩnh vực có lưa chọn.

Học để làm (learning to do): đạt tới một yêu cầu dựa trên một sự hòa trộn các năng lực hơn là chỉ bằng học nghề chuyên nghiệp.

Học để làm người (learning to be): học là quá trình kết cấu trong thời gian sống, suốt cả thời gian kéo dài của nó và bao qt tồn diện mọi biến thể Ba dạng của nó. Khơng học tức là khơng tồn tại.

Học để chung sống (learning to live together): tiếp thụ giáo dục các chuẩn mực đạo đức, ứng xử,... đảm bảo cuộc sống hạnh phúc n vui trong gia đình, cộng đồng và hồn thành các trách nhiệm xã hội, trách nhiệm bảo vệ hịa bình.

Với bốn ngun tắc nêu trên trong thế giới hiện đại, việc học suốt đời gắn liền với xã hội học tập mà ở đó mọi thứ đều có khả năng tạo ra cơ hội học tập và làm giàu tiềm năng của mỗi người. "Việc đào tạo lại rất cần thiết vì khơng

thể đào tạo một Lần cho cả cuộc đời, bởi vậy việc học liên tục đảm bảo cho việc tiếp thu kiến thức mới trong suốt cuộc đời học ở ngoài trường; học ở nơi làm việc và trong cuộc sống xã hội. Không nên coi giáo dục cơ bản như là phao thoát hiểm cho người nghèo, nước nghèo, mà phải coi giáo dục cơ bản là "hộ chiếu vào đời", là nền tảng cho học suốt đời." [4,103]

Tại hội nghị THCN toàn quốc năm 2000 Bộ GD&ĐT đã khẳng định: "ĐNGV có vai trị quyết định chất lượng đào tạo THCN. Vì vậy trong những năm tới cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng ĐNGV đủ số lượng, đồng bộ về ngành nghề, có trình độ chun mơn, sư phạm và sự hiểu biết thực tiễn. Mồi ngành, mỗi địa phương, mỗi trường phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV, trước mắt phấn đấu đủ số lượng GV cho hệ THCN chính qui tập trung (Ưu tiên cho hệ tuyến HS tốt nghiệp THCS)". [27, 21]

Còn "Về chất lượng ĐNGV, phấn đấu để 100% GV THCN có trình độ đại học (theo qui định của Luật Giáo dục) trong đó 7-10% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 2005, ngoài ra GV THCN cần biết ít nhất một ngoại ngữ thơng dụng đủ đê tham khảo tài liệu kỹ thuật, công nghệ bằng tiếng nước ngồi; có trình độ tin lọc đê sử dụng máy vi tính phục vụ cơng tác giảng dạy." [27, 21- 22]

Để đảm bảo về số lượng và chất lượng ĐNGV, từ nay đến năm 2005 cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau :

Tuyển thêm GV (chú ý tuyển GV văn hóa) tương ứng với qui mơ phát triển và ngành nghề.

- Chuẩn hóa ĐNGV THCN hiện có để 100% GV có trình độ đúng qui định.

Mở rộng Khoa sư phạm kỹ thuật hiện có trong các trường đại học để đảm bảo cung cấp GV cho tất cả các lĩnh vực khơng chỉ cho các ngành cơ khí, điện, xây dựng như hiện nay mà ở tất cả các lĩnh vực phi công nghệ khác.

Dựa vào các trường đại học để tổ chức bồi dưỡng GV và CBQL về các nội dung chưa được đào tạo nhất là về phương pháp dạy học tích cực.

Tạo điều kiện đế tăng số lượng GV đi thực tập, học tập nâng cao trình độ ở các cơ sở đào tạo, sản xuất trong và ngồi nước.

Tìm nhiều hình thức để trao đổi thơng tin giữa các trường với các viện nghiên cứu giáo dục trong và ngồi nước.

Khuyến khích các trường cử các GV trẻ có triển vọng đi đào tạo sau đại học .

Xúc tiến việc xây dựng chế độ chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho GV yên tâm với nghề nghiệp lâu dài, đảm bảo nguyên tắc người giỏi, cơng tác có hiệu quả, phải có thu nhập cao hơn.

Các giải pháp nói trên là nhằm đạt tới :"Mục tiêu là xây dựng ĐNGV THCN có chất lượng và trình độ giỏi về lý thuyết thạo về tay nghề thực hành tinh thơng nghiệp vụ sư phạm, có khả năng tổ chức ứng dụng nghiên cứu khoa học, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng ĐNGV cốt cán làm nịng cốt trong cơng tác đào tao và bồi dưỡng ở các trường THCN". [27, 56]

3.1.2- Định hướng phát triển công nghiệp của TP đến năm 2005 : :

Mũi nhọn của công nghiệp TP là sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu với các ngành như : cơ khí, dệt da, may mặc, chế biến thực phẩm nhựa lắp ráp điện tử. thương mại dịch vụ và xuất khẩu đang trở thành thế mạnh của TP. Quan hệ hợp tác đầu tư trong và ngoài nước ngày càng phát triển, hoạt động du lịch, khách sạn không ngừng được nâng cấp dưới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước, các hoạt động ngân hàng, tài chính,... đang phát triển mạnh.

Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp nhẹ với công nghệ và chất lượng sản phẩm tốt có giá trị kinh tế cao, ưu tiên các dự án chiếm ít đất song khai thác tối đa diện tích ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ nông nghiệp, cơ khí, các ngành nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 76 - 80)