Một số vấn đề về QLGD: 1.4.1.1 Các khái niệm cần thiết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 30 - 32)

1.3.3-Yêu cầu đối với người GV:

1.4.1- Một số vấn đề về QLGD: 1.4.1.1 Các khái niệm cần thiết:

+ Quản lý:

Taylor định nghĩa "quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [12,89]

Henry Fayol đưa ra định nghĩa: "Quản lý hành chánh là dự đoán và lập kế hoạch tổ chức điều khiển, phối hợp và điều tra". [12, 108]

Follet cho rằng "trong công việc quản lý, cần chú trọng những nguồn lao động với toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm. Con người ln gắn liền với nhau trong một tổ chức nhất định mà sự hoa hợp, thống nhất giữa họ sẽ tạo ra nền tảng của các tổ chức kinh doanh và trở thành động lực cho tổ chức phát triển và đó cũng là thực chất của quản lý". [12, 138]

Các khái niệm trên cho thây : quản lý được tiến hành trong một tơ chức hay một nhóm xã hội, gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện cơng việc và đạt được mục đích của nhóm.

+ QLGD và quản lý trường học:

QLGD là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau để tất cả các mắc xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lí trẻ em.

Quản lý trường học là quản lý vi mơ, nó là một hệ thống con của QLGD. Quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tư giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể GV và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

để huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình giáo dục được vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu đã được dự kiến.

+ Quản lý đào tạo:

Quản lý đào tạo là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục đào tạo vận hành theo đúng đường lối của Đảng, thực hiện những yêu cầu của nền giáo dục trong việc đào tạo những con người có phẩm chất và năng lực cần thiết, tập trung vào hoạt động dạy học và giáo dục, đưa hệ thống từ trạng thái ban đầu đến mục tiêu.

Quản lý đào tạo là công việc hết sức phức tạp, có liên quan đến rất nhiều vấn đề như : mục tiêu, nội dung đào tạo, giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, cơ sỡ vật chất, mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, với bên ngoài xã hội,... Một trong những nội dung chủ yếu của công tác quản lý đào tạo là quản lý giáo viên, vì vậy khi nói đến quản lý kế hoạch giảng dạy là quản lý các hoạt động của GV trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình dạy học.

+ Quản lý giáo viên:

Quản lý GV là quản lý ĐNGV, từng GV và hoạt động của họ. Quản lý GV bao gồm quản lý các hoạt động sau:

Tuyển dụng giáo viên: Tuyển dụng GV đáp ứng nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Đào tạo bồi dưỡng GV: Đào tạo bồi dưỡng GV để chuẩn hóa ĐNGV về trình độ để đáp ứng u cầu ngày càng cao về mọi mặt.

Tạo môi trường hoạt động cho GV: Tạo môi trường hoạt động để ĐNGV hồn thành các nhiệm vụ được giao. Trong đó đặt biệt chú ý các mơi trường chính sách, điều kiện cơ sở vật chát và phương tiện dạy học.

- Quản lý hoạt động của ĐNGV : Công tác này rất đa dạng và phong phú như tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thực hiện các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy theo thời

khóa biểu, tổ chức dự giờ, đánh giá giờ giảng, tổ chức đăng ký GV giỏi, tạo phong trào thi đua, bình chọn GV tiêu biểu hàng năm,...

Tóm lại để cho việc quản lý giáo viên, quản lý đào tạo, quản lý trường học, quản lý giáo dục đạt kết quả tốt thì "các nhà quản lý có thể làm việc tốt hơn khi dùng kiến thức có tổ chức về quản lý, dù cho là thô sơ hay tiên tiến, dù cho là chính xác hay chưa chính xác, mà trong chừng mực nó được tổ chức tốt, rõ ràng và thích hợp, nó sẽ bao hàm tính khoa học. Như thế, cách quản lý với tư cách thực hành nó là nghệ thuật, cịn kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho nó, có thể coi như là một khoa học. Do đó, khoa học và nghệ thuật không loại trừ nhau mà phụ trợ cho nhau". [24, 23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 30 - 32)