Các khái niệm cần thiết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 40 - 43)

1.3.3-Yêu cầu đối với người GV:

1.4.2.1- Các khái niệm cần thiết:

a. Phát triển:

Theo từ điển Tiếng Việt:

"Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [52, 797]

Theo quan niệm này sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là biến đổi để tăng tiến số lượng, chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là phát triển.

b. Phát triền nhân lực:

Phát triển nhân lực là sự tăng tiến, chuyến biến, tiến bộ của các thành viên trong tổ chức để thực hiện hoàn thành mục tiếu của tổ chức đã đề ra.

"Phát triển nhân lực là nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng các cá nhân thành viên." [50, 9Ị Như vậy để nâng cao hiệu quá hoạt động thì tổ chức phải có các chương trình, kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực của mình thơng qua đào tạo, bồi dưỡng hoặc có thể nói:

"Phát triển nhân lực là quá trình của các hoạt động chuẩn bị cung cấp nhân viên theo kịp cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi hoặc tăng tiến." [50, 9]

Trong phát triển nhân lực cần phát triển cả số lượng để đáp ứng cơ cấu tổ chức, ngành nghề và cả trình độ chun mơn nghiệp vụ của từng cá nhân thành viên. Thật sự nâng cao trình độ cũng như thái độ nghề nghiệp để họ đáp ứng được yêu cầu tăng tiến của xã hội cũng như mục tiêu của tổ chức. Nghĩa là cần phát triển cả số lượng trí lực, thể lực và tâm lực của những con người trong tổ chức.

c. Phát triển ĐNGV:

Phát triển ĐNGV là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển nhà trường. Qua các tài liệu tham khảo cho thấy các tác giả đều thống nhất quan niệm: Mục tiêu của công tác phát triển ĐNGV là nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người GV trong hoạt động nghề nghiệp. Nói khác đi, phát triển ĐNGV bao hàm cả yêu cầu số lượng lẫn yêu cầu chất lượng.

Phát triển ĐNGV phải mang tính đón đầu khơng phải phản ứng nhất thời... Những thiếu sót trong khâu đào tạo nghiệp vụ các nhu cầu cập nhật các kỹ năng cần thiết không phải là nguyên do căn bản dẫn đến phát triển ĐNGV cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất chữa cháy lại càng khơng thể đóng vị trí chủ chốt trong cơng tác phát triển ĐNGV.

Như vậy muốn phát triển ĐNGV trước hết phải chăm lo sao cho đủ về số lượng và vững mạnh về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề đế thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo của nhà trường. Song một điều quan trọng nữa là làm sao cho ĐNGV biết đoàn kết và đủ điều kiện để sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường tìm thấy lợi ích của cá nhân trong mục tiêu chung của tổ chức. Họ thấy được sự phát triển của cá nhân gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của nhà trường. Phát triển ĐNGV phải gắn công tác đào tạo - bồi dưỡng với sử dụng, điều này chỉ có thể thực hiện được khi có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp.

Như vậy, hai mục tiêu cơ bản của công tác phát triển ĐNGV là:

1. Chăm lo xây dựng để có đủ số lượng, loại hình và chất lượng về mọi mặt của ĐNGV nhằm thực hiện tốt nhất nội dung và kế hoạch đào tạo.

2. Làm cho mỗi người đều cảm thấy hài lịng và gắn bó với nhà trường, hào hứng phấn khởi và đủ sức hoạt động sáng tạo.

Có thể kết luận phát triển ĐNGV như sau:

Phát triển ĐNGV là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả đào tạo bồi dường, phát triển nghề nghiệp cả tăng tiến về số lượng lẫn chất lượng và sử

dụng có hiệu quả ĐNGV. Nếu phạm vi của bồi dưỡng là những nội dung cần phải biết, phạm vi của phát triển nghề nghiệp là nội dung nên biết thì phát triển ĐNGV bao qt tất cả những gì người GV có thể trau đổi và phát triển để đạt được các mục tiêu của bản thân và của nhà trường.

1.4.2.2-Các quan điểm phát triển ĐNGV:

Qua các tài liệu tham khảo có thể quy ra ba nhóm sau:

a. Quan điểm phát triển ĐNGV lấy cá nhân GV làm trọng tâm.

Quan điểm này cho rằng cá nhân GV là trọng tâm, nhân tố quan trọng nhất của công tác phát triển ĐNGV mà mục tiêu của nó là nhằm tăng cường năng lực của cá nhân GV trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu và khuyên khích sự phát triển của họ như những chuyên gia. Điều đó có ý nghía là trọng tâm của cơng tác phát triển ĐNGV là tạo ra sự biến chuyển tích cực của các cá nhân GV trên cơ sở nhu cầu mà họ đặt ra.

Nhiều tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng cần chú trọng đặc biệt đến các nhu cầu, nguyện vọng và động cơ của GV để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng như phát triển cá nhân. Theo quan điểm lấy cá nhân GV làm trọng tâm thì mục đích phát triển ĐNGV nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ sư phạm và như vậy thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên, đặc biệt là trong hoạt động giảng dạy. Bởi vì GV là nguồn lực quan trọng nhất trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

b. Quan điểm phát triển ĐNGV là một trong những nhiệm vụ nhà trường.

Quan điểm này cho rằng phát triển ĐNGV là công cụ mạnh nhất để phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lại và gắn chặt với việc lập kế hoạch chiến lược. Quan điểm này nhấn mạnh "mục tiêu tổ chức" là trên hết và nhiệm vụ, nội dung phát triển ĐNGV xoay quanh việc thực hiện mục tiêu đó.

nhu cầu của tổ chức mà chưa tạo ra một sự phát triển hài hòa.

c. Quan điểm phái triển ĐNGV trên cơ sở kết hợp cá nhân GV với nhà trường.

Nhiều tác giả cho rằng phát triển ĐNGV được xem như một q trình mà trong đó nhà trường và cá nhân GV được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, vì cho rằng các nhu cầu của nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu của GV và cả hai loại nhu cầu này đều cần phải được cân nhắc, được hịa hợp và cân bằng với nhau để cho cơng tác phát triển ĐNGV đạt kết quả.

Cần phải thấy rằng: phát triển ĐNGV là một nỗ lực mang tính chất thường xun nhằm hịa hợp các lợi ích, mong muốn và các địi hỏi mà ĐNGV đã cân nhắc kỹ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở có tính đến các yêu cầu của nhà trường nơi họ công tác.

Quan điểm này cho thấy việc hòa hợp giữa nhu cầu cá nhân GV với nhu cầu của nhà trường đơi khi có những mâu thuẫn. Nhu cầu của một GV để họ tiến thân có lúc khác với nhu cầu để thực hiện mục tiêu nhà trường. Chính vì vậy mà cơng tác phát triển ĐNGV cần phân tích kỹ nhu cầu cá nhân GV thơng qua nhu cầu của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự phát triển ĐNGV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 40 - 43)