KHÁI LƯỢC VỀ TRƯỜNG THKTLTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THKT LÝ TỰ TRỌNG TP HỒ CHÍ MINH

2.1- KHÁI LƯỢC VỀ TRƯỜNG THKTLTT

Tiền thân là Trường Dạy nghề Trung học Lý Tự Trọng được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-UB ngày 01/02/1986 của UBND TPHCM vào ngày 20/11/1986 nhà trường đã khánh thành và khai giảng khóa đầu tiên cho 250 HS với 45 CBGVCNV, trong đó có 27 GV.

Ngày 31/03/1995 UBND TPHCM ra quyết định số 2426/QĐ-UB-NCVX đổi tên thành Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng.

Đến ngày 16/03/1999 ƯBND TPHCM ra quyết định số 1485/QĐ-ƯB-VX chuyển thành Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng trực thuộc Sở GD&ĐT TPHCM là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc bậc trung học, đào tạo liên thông với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường được đặt tại số 390 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Nhiệm vụ chính của Trường:

Căn cứ vào Điều lệ trường THCN ban hành kèm thec Quyết định số 24/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 thì nhiệm vụ của nhà trường là: Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công nhân kỹ thuật bậc 3/7 Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy của những ngành nghề được phép đào tạo.

Thực hiện các hoạt động thực nghiệm , nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương. Quản lý giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Tuyển sinh và quản lý giáo dục học sinh.

Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa-xã hội, các cơ sở đào tạo nhằm phát triển công tác đào tạo.

Hiện nay các khóa đào tạo của nhà trường được tổ chức theo chương trình chính quy dài hạn bao gồm:

- Hệ THKT đào tạo 24 tháng (tuyển HS tốt nhgiệp THPT) và 42 tháng (tuyển HS tốt nghiệp THCS)

- Hệ CNKT đào tạo 24 tháng (tuyển HS tốt nghiệp THCS trở lên)

Các khóa dạy nghề ngắn hạn được bồi dưỡng đề cấp chứng chỉ nghề với thời gian đào tạo từ 2 tháng đến chuyên sâu 15 tháng.

Ngồi ra nhà trường cịn tổ chức thi nâng bậc thợ theo yêu cầu của các cơng ty, xí nghiệp và tổ chức bồi dưỡng nghề nghiệp theo những chuyền đề khác nhau nhằm giúp cồng nhân nắm bắt và cập nhật kiến thức mới.

Nói chung chương trình đào tạo của nhà trường ln được cập nhật và chính lý cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của sự phát triển sản xuất. Căn cứ vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT nhà trường có sự điều chỉnh mềm dẻo, khơng cứng nhắc tạo sự thuận lội nhất cho người học và tạo sự gắn kết với thực tiễn của các đơn vị sản xuất.

+ Cơ cấu ngành nghề đào tạo hiện nay của Trường: Gồm các ngành: - Điện tử

Điện công nghiệp Điện lạnh

Cớ khí chế tạo Sửa chữa ơ tơ

Kỹ thuật nữ công. Nhà trường sẻ mở thêm một số nghề đào tạo nâng cao: - Cơ khí chính xác (CNC tiện, CNC phay)

Tự động hóa (thủy lực, khí nén, kỹ thuật số) + Quy mô đào tạo của nhà trường:

Căn cứ vào đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, hàng năm nhà trường lập kế hoạch tuyển sinh và đề nghị chỉ tiêu tuyển sinh gửi lên Sở

GD&ĐT, Sở Kế hoạch - Đầu tư và ƯBND TPHCM duyệt giao chỉ tiêu cho Trường. Từ năm 1995 đến nay số lượng tuyển sinh hàng năm tăng lên thể hiện qua bảng 2.1

+ Những khó khăn và thuận lợi chung của nhà trường: * Những khó khăn:

Cơ cấu ngành nghề hiện nay của trường vẫn tồn tại từ thời kỳ đầu vào trung học nghề, đến nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý về nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo... nên đã mất tính hấp dẫn, tính hiện đại và khơng phù hợp với thực tiễn. Máy móc thiết bị tuy có đổi mới, những máy móc cũ, lạc hậu chiếm 70% đã hạn chế khả năng hội nhập về khoa học kỹ thuật khu vực.

Nhận thức của người học chỉ thích học đại học đã gây khó khăn cho nhà trường trong việc tuyển sinh, số thí sinh đăng ký dự tuyển đầu vào ít, số HS học trọn khóa giảm sút, một số nghành nghề khó tuyển sinh. Người học ra trường khó kiếm việc làm phù hợp với ngành đã học: gây tâm lý lo âu, không yên tâm học tập.

thiếu, vừa cũ không còn phù hợp nhưng chậm được sửa chữa bổ sung, HS đi thực tập tốt nghiệp cịn khó khăn tìm nơi tiếp nhận.

Lòng say mê nghề nghiệp của ĐNGV giảm sút do nhiều lý do: đời sống khó khăn, khơng được bồi dưỡng kiến thức mới và đi tìm nơi có thu nhập cao nên ĐNGV vừa thiếu, vừa yếu... số lượng GV của nhà trường còn thiếu so với quy định.

Tỷ lệ GV và CBQL có trinh độ sau đại học quá thấp nên cũng khó khăn cho việc nâng cấp Trường lên Cao đẳng kỹ thuật.

* Những thuận lợi:

- Chi bộ, Ban giám hiệu và tập thể CBGVCNV trong nhà trường đồn kết. Có cơ chế thị trường nên tạo ra sự năng động sáng tạo trong nhà trường. Có Nghị quyết TW 2 khóa VIII coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và mới vừa được khẳng định qua kết luận của Hội nghị TW 6 khóa IX.

- Được Thành ủy, ƯBND TP, Sở GD&ĐT quan tâm xây dựng nhà trường thành trường trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Được xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Có mối quan hệ với trên 100 cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn TP.

Những năm gần đây được TP quan tâm đầu tư mới thiết bị hiện đại thay thế máy móc thiết bị cũ 30%.

Mơi trường sư phạm, trật tự kỹ cương, nề nếp được củng cố, nhà xưởng lớp học ngày một khang trang hơn.

Phụ huynh và HS đã thấy được uy tín của nhà trường nên số lượng đăng ký thi vào ngày càng đông hơn.

2.2- MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG THKTLTT 2.2.1- Quản lý nề nếp học tập của HS :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)