THỰC TRẠNG ĐNGV CỦA TRƯỜNG THKTLTT 2.3.1 Các khái niệm cần thiết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THKT LÝ TỰ TRỌNG TP HỒ CHÍ MINH

2.3- THỰC TRẠNG ĐNGV CỦA TRƯỜNG THKTLTT 2.3.1 Các khái niệm cần thiết:

2.3.1- Các khái niệm cần thiết:

+ Thực trạng: là tình trạng có thật + Giải pháp: là cách giải quyết vấn đề

+ Biện pháp: là cách làm, cách thức tiến hành để giải quyết một vấn đề cụ thể.

+ Đào tạo: là nung đúc gây dựng nên, thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng mới, vốn dĩ bản thân người học chưa có.

+ Bồi dưỡng: bồi thêm, vun đắp, sửa sang lại, làm cho mạnh thêm, thường chỉ cho hoạt động nhằm bổ sung thêm, bồi đắp thêm tri thức, kỹ năng cho người học, vốn dĩ người học đã có một phần.

+ GV trường THCN: theo Điều lệ trường THCN là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.

+ Đội ngũ: là tập hợp số đông người có cùng chức năng, cùng nghề nghiệp: tổ chức những người đó lại thành một lực lượng.

ĐNGV Trường THKTLTT là một lực lượng thống nhất những người thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục tại nhà trường. Nhưng căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được giao trong từng học kỳ, năm học mà có thể phân ra thành 6 dạng GV như sau:

GV các mơn văn hóa. GV các mơn chung. GV các môn kỹ thuật cơ sở. GV dạy nghề.

Cụ thể:

+ GV các mơn văn hóa:

Bao gồm GV dạy các mơn như: Văn, Tốn, Lý, Hóa, Sinh vật cho các lớp thuộc hệ đào tạo THKT tuyển sinh từ HS tốt nghiệp THCS. Các GV này được biên chế vào Ban Văn hóa của nhà trường.

+ GV các môn chung:

Bao gồm GV dạy các mồn như: Chính trị, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Pháp luật, Tin Học, Anh văn cho các hệ CNKT, THKT tuyển sinh từ HS tốt nghiệp THCS và THPT. Các GV này được biên chế vào Ban Văn hóa của nhà trường.

+ GV các môn kỹ thuật cơ sở:

Bao gồm GV dạy các môn kỹ thuật cơ sở cho các ngành nghề như: Vẽ kỹ thuật, Vẽ điện, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Đo lường điện, Vật liệu cơ khí, Vật liệu điện, An tồn lao động, Vẽ mỹ thuật trang trí,... cho tất cả các hệ đào tạo nhưng theo nội dung đào tạo từng ngành yếu cầu cụ thể. Đồng thời có thể dạy lý thuyết nghề một số ngành nhất định. Các GV này được biên chế vào Ban Kỹ thuật cơ sở của nhà trường.

+ GV dạy nghề:

Bao gồm GV dạy các môn kỹ thuật chuyên môn nghề gồm: lý thuyết nghề và thực hành nghề. Yêu cầu đối với GV dạy nghề là giỏi lý thuyết và giỏi thực hành về một nghề trong các ngành nghề đào tạo tại Trường như: Điện tử, Điện cơng nghiệp, Điện lạnh, Cơ khí, Sửa chữa ơ tơ, Kỹ thuật nữ cơng,... Các GV này được biên chế vào các Ban nghề: Ban Điện tử, Ban Điện cơng nghiệp, Ban Điện lạnh, Ban Cơ khí, Ban Sửa chữa ơ tơ và Tổ Kỹ thuật nữ công của nhà trường.

+ GV quản lý giáo dục học sinh :

Bao gồm các GV làm nhiệm vụ theo dõi, giúp đờ HS tự học, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động sản xuất và những hoạt động

ngoài giờ khác. Thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi, kiến nghị về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Các GV này được biên chế vào Tổ Quản lý Giáo dục học sinh của nhà trường.

+ GV chủ nhiệm lớp:

Bao gồm các GV giúp hiệu trưởng trong việc quản lý giáo dục và rèn luyện học sinh; tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động của lớp trên cơ sở phối hợp với các GV giảng dạy các bộ môn, GV quản lý và giáo dục HS trong việc giáo dục và đào tạo học sinh. GVCN lớp phải trực tiếp giảng dạy tại lớp trong thời gian làm nhiệm vụ GVCN lớp. Các GVCN lớp là các GV thuộc biên chế các ban chun mơn nói trên, có thể cả các GV hợp đồng giảng dạy.

Các GV tham gia giảng dạy các môn học cụ thể cho từng ngành nghề đang được đào tạo trong nhà trường, đều được sắp xếp theo yêu cầu chương trình khung của Bộ GD&ĐT qui định. (Xem phụ lục 3)

Nhằm tạo cơ sở cho việc xác định các giải pháp phát triển ĐNGV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian tới, cần thiết phải phân tích thực trạng của ĐNGV nhà trường về các mặt số lượng, chất lượng và công tác quản lý hoạt động ĐNGV.

Để đánh giá đúng thực trạng ĐNGV và yêu cầu phát triển ĐNGV của nhà trường trong thời gian tới. Đề tài đã xin phép được :

+ Sử dụng các thống kê số liệu về tổ chức, đào tạo, chuyên môn,...

+ Thăm dò ý kiến của 109 CBQL và GV (vì có 24 GV kiêm nhiệm CBQL chun mơn).

+ Trao đổi xin ý kiến của Ban giám hiệu, các trưởng ban chun mơn và các Thầy (Cơ) có nhiều kinh nghiệm khác trong và ngồi nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 56)