1.3.3-Yêu cầu đối với người GV:
1.4.1.4- Các phương pháp chung của QLGD:
a. Phương pháp tể chức hành chính:
Phương pháp này bao gồm các biện pháp tác động trực tiếp về mặt tổ chức hành chính nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhịp nhàng và tính liên tục của các quá trình lao động trong các tổ chức giáo dục. Nó thể hiện ở tính chất bắt buộc đối với cấp dưới.
Phương pháp này tác động trong hai mặt:
+ Về mặt tổ chức xây dựng những hệ thống bị quản lý (đối tượng quản lý), xây dựng những hệ quản lý để hoàn thành mục tiêu quản lý, đồng thời làm cho các bộ phận hoạt động đồng bộ có hiệu quả.
+ Về mặt hành chính nhằm cụ thể hóa bổ sung các hình thức tác động: về mặt tố chức, làm cho tác động nói trên mang tính chất tính ổn định, lâu dài mà
áp dụng cho một tình hình cụ thể, thơng tư, chỉ thị, v.v... trong đó xác định việc cần làm, yêu cầu cần làm, thời gian làm, người phụ trách cụ thể.
Tác động về mặt tổ chức càng chính xác, cụ thể thì tác động về mặt hành chính - tác chiến càng bớt đi, người quản lý ít phải can thiệp vào q trình quản lý thông qua các chỉ thị, mệnh lệnh cụ thể khác.
Hệ thống giáo dục là hệ thống rộng lớn. Để quản lý toàn bộ hệ thống ở các cấp quản lý cấp cao (Bộ) các quyết định về mặt tác động tổ chức chiếm vị trí rất quan trọng. Càng xuống dưới, ở các cấp quản lý thấp hơn, tỉ lệ các quyết định này giảm đi, nhưng các quyết định mang tính chất hành chính - tác chiến lại tăng lên.
b.Phương pháp kinh tế:
Phương pháp kinh tế tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để con người tự điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Sự kết hợp đúng đắn các lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân là tác động gián tiếp mạnh mẽ làm cho con người tích cực lao động, có thái độ tự giác đối với nhiệm vụ được giao.
Trong QLGD các phương pháp này thể hiện ở các chế độ, chính sách khuyến khích kích thích vật chất và thường được kết hớp với phương pháp hành chính tổ chức trong việc xác định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu (khoán thưởng chất lượng).
Trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích lao động của giáo viên, mặt khác đảm bảo uy tín sư phạm của GV và tập thể nhà trường. c. Phương pháp tâm lý - xã hội:
Hệ giáo dục là một hệ xã hội. Các qui luật xã hội giáo dục thuộc loại qui luật xã hội. Hoạt động giáo dục sẽ khơng có kết quả nếu khơng có sự tham gia của con người (GV, HS và những người liên quan). Vì vậy trong quản lí giáo dục phương pháp tâm lí - xã hội nhằm động viên tinh thần thân ái hợp tác cùng
giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, tạo ra tinh thần trong từng người và trong tập thể sư phạm.
Người cán bộ quản lí giáo dục phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lí - nhân cách của GV và HS, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, xu hướng, hứng thú, các phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau... để có những biện pháp tác động thích hợp giúp GV trở thành tấm gương sáng cho HS và giúp đỡ HS trở thành những nhân cách theo mục tiêu đã định.
- Theo phương pháp này, người CBQL phải chú ý đến các mối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu khơng khí đồn kết phấn đấu vì mục tiêu và lợi ích chung. Cơ sở của sự đồn kết là tình cảm nghề nghiệp và quan hệ lợi ích, sao cho trong tập thể mọi người đều được phát triển, đều được đóng góp cơng sức vào mục tiêu chung và được tập thể thừa nhận.
d.Việc kết hợp các phương pháp quản lí:
Giáo dục là một hiện tượng sư phạm - xã hội. ơ đây chứa đựng nhiêu qui luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy việc áp dụng nhiều phương pháp quản lý là điều dễ hiểu. vấn đề là khơng nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lí cần tùy từng tình huống cụ thể nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng chúng một cách khéo léo nhằm đạt kết quả cao nhất.
Các phương pháp kinh tế, tâm lí - xã hội thuộc loại tác động gián tiếp. Nhưng muốn hiệu lực, cần được "thể chế hóa" bằng các quyết định có tính chất pháp lí. Như vậy giữa các phương pháp khơng có sự tách rời, càng khơng có sự đối lập. Chúng điều tiết các mối quan hệ hành chính, tổ chức, tâm lí, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên cũng cần thận trọng khi sử dụng phương pháp này dễ khơng dẫn đến tình trạng quan liêu giấy tờ.
e. Gần đây xuất hiện phương pháp mới trong quản lí: phương pháp ma trận MYTK (chữ viết tắt tiếng Anh là SWOT)
M: mặt mạnh (Strong) Y: mặt yếu (Weak)
T: thời cơ, thuận lợi (Opportunities)
K: nguy cơ , khó khăn (Threat) Áp dụng phương pháp này người hiệu trưởng cần thực hiện các giai đoạn: + Làm sáng tỏ:
Mặt bằng xuất phát: số lượng, chất lượng giáo viên, nguồn tài chính, cơ sở vật chất...
Các mục tiêu cần đạt tới (trong khoảng thời gian nhất định)
Đặc trưng các nhân tố chủ quan (mặt mạnh yếu, khá năng chuyển yếu thành mạnh và ngược lại).
Đặc trưng các nhân tố khách quan (thời cơ, nguy cơ, thuận lợi và ngược lại...)
+ Lập ma trận ( 3 hàng, 3 cột) thể hiện ở bảng 1.1
+ Như vậy 4 tình huống cơ bản: MT, YT, MK, YK. ứng với mỗi tình huống cần có một chiến lược bao gồm những giải pháp, biện pháp có tính hiện thực và khả thi.
Cần lưu ý rằng phương pháp ma trận trên dây có thể áp dụng cho một hoạt động cụ thể nhằm thực hiện một chủ trương cụ thể. Chẳng hạn như chủ trương giảng dạy tích hợp các mơn học u cầu người hiệu trưởng phải phân tích đầy đủ các nhân tố thuận lợi, khó khăn mặt mạnh, mặt yếu về phương diện chủ quan cùng như khách quan (lực lượng GV, trình độ GV, đời sống GV, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý...) để từ đó thiết lập ma trận và chọn chiên lược thích hợp.
1.4.1.5-Các chức năng quản lí giáo dục:
Các hoạt động quản lí thường được chun mơn hóa và gọi là chức năng quản lý. Nhiều nhà quản lý đề xuất các chức năng sau:
1. Kế hoạch hóa
2. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lí 3. Thông tin
4. Dự báo
5. Soạn thảo và ra quyết định
6. Công tác cán bộ (lựa chọn, sắp xếp, sử dụng...) 7. Công tác ngân sách, kinh phí
8. Tổ chức thực hiện quyết định
9. Điều chỉnh phối hợp chỉ đạo hành chính 10. Kích thích (vật chất, tinh thần)
11. Kiêm tra, kiêm kê 12. Tổng kết
Các chức năng trên có vị trí khác nhau (kế hoạch hóa là chủ đạo, xác định mục tiêu là tiêu đề...) và được thực hiện hoặc đồng thời hoặc trước sau cũng cố thể đối với một q trình quản lí nào đó, khơng nhất thiết thực hiện đầy đủ các chức năng nêu trên.
Một dãy những chức năng quản lí kế tiếp nhau theo thời gian một cách logic tạo thành chu trình quản lí. Chu trình này bao gồm các chức năng sau: Ì. Soạn thảo và ra quyết định
2. Tổ chức thực hiện quyết định
3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định 4. Tổng kết
quản lí. Tuy nhiên, việc thực hiện chu trình đó khơng tách rời việc thực hiện các chức năng khác. Chẳng hạn thực hiện chu trình quản lý khơng tách khỏi chức năng kế hoạch hóa, xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý...