Quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 92 - 95)

3.1.4-Định hướng phát triển của Trường THKTLTT đến năm

3.2.3.1- Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy của GV và quá trình học của học sinh. Đây là q trình thống nhất gắn bó hữu cơ, trong đó tập trung

vào hoạt động dạy của GV và thông qua hoạt động dạy của GV để quản lý hoạt động học của HS. Quản lý hoạt động dạy học của GV bao gồm các nội dung sau: a. Thực hiện chươmg trình dạy học:

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Hiệu trưởng phải làm cho GV nắm vững chương trình, khơng được tùy tiện thay đổi nội dung chương trình dạy học.

Hiệu trưởng điều khiển hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình, về lý thuyết, hiệu trưởng nắm chương trình càng chắc, càng sâu, càng rộng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế điều này khó. Do đó chỉ yêu cầu hiệu trưởng nắm vững chương trình ở mức độ giới hạn cần thiết.

Cụ thể là nắm vững những vấn đề sau đây:

+ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học.

+ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học mơn học, nội dung phạm vi kiến thức của từng môn học.

+ Phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học. + Kế hoạch dạy học từng môn học.

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của GV là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình qui định. Thực hiện yêu cầu này, người hiệu trưởng làm một số việc sau đây:

+ Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học môn học. Đây là kế hoạch chủ yêu của GV và cần phải được trao đổi trong tổ chuyên môn.

+ Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình. Nghiêm cấm việc cắt xén chương trinh để dành thời gian cho những hoạt động khác.

+ Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuẫn, hàng tháng của GV.

+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi: biểu bảng, sổ sách, phiếu báo giảng giảng bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài... b. Soạn bài, chuẩn bị lên lớp:

Cần hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài.

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương pháp giảng dạy.

Cố gắng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học đối với từng mơn học. Đây là cơng trình chung của tập thể sư phạm nhà trường, nhất là tổ chun mơn.

Có tiêu chuẩn cụ thể để vừa giúp cho việc đánh giá giờ học, vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Đương nhiên tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những qui định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết.

Để góp phần nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên, hiệu trưởng cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy đây là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả, thiết thực nhất đối với giáo viên.

Việc tổ chức và hướng dẫn HS cũng nằm trong công tác chỉ đạo của hiệu trưởng. Thực chất đây là nhiệm vụ của GV bộ mơn, song cần có sự quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng để đảm bảo có sự hiệp đồng thống nhất trong các giáo viên. về việc này hiệu trưởng cần kết hợp với Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh nhằm tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi trong nhà trường. c. Kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Hiệu trưởng cần nắm được tình hình của GV thực hiện sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS với những nội dung như sau:

+ Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ.

+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm như qui định của Bộ. + Chấm trả bài đúng thời hạn.

+ Báo cáo tình hình kiểm tra theo qui định của nhà trường. Trong trường hợp cần thiết hiệu trưởng kiểm tra kết quả học tập của HS (ra bài kiểm tra viết, xem sách vở, sổ sách...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)