3.1.4-Định hướng phát triển của Trường THKTLTT đến năm
3.2.2.2- Chính sách bồi dưỡng:
* Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. Nhằm:
Thu hút GV và cán bộ lãnh đạo vào các hình thức học tập và tự học. Tận dụng thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong việc bồi dưỡng.
Chú ý đến nhu cầu bồi dưỡng của từng thành viên.
* về nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào các mặt chủ yếu như sau: Chính trị tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, trong đó có quan điểm đường lối giáo dục; chủ trương chính sách của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương; chủ trương chính sách của ngành. Hiệu trưởng cần quan tâm giúp đỡ GV trong việc phấn đấu vào Đảng.
Văn hóa, ngoại ngữ: những kiến thức về khoa học kỹ thuật, văn hoa xã hội qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, tạp chí... cần cho cơng việc giảng dạy của mình. Nghiệp vụ có thể bằng hai cách:
+ Qua thực tế công tác của GV.
+ Qua việc tổ chức học tập bồi dưỡng có hệ thống để đạt chuẩn GV. Sức khoe: nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác.
* Bồi dưỡng nâng cao năng lực :
đi sâu vào các hoạt động cụ thể của từng ngành nghề. Trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và bồi dưỡng năng lực chuyên môn tạo điều kiện cho quá trình tự hồn thiện, tự bồi dưỡng thường xuyên và có mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn.
Tăng cường bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự học có hướng dẫn, tạo điều kiện cho GV nâng cao dẩn trình độ theo từng mục tiêu đã được xác định.
Tổ chức hội thảo chuyên đề của từng nghề để GV có điều kiện nắm bắt sâu hơn về nghề nghiệp.
Tạo điều kiện cho giáo viên thực hành tiếp cận những máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nhất là kỹ năng nghề đế hướng dẫn học sinh.
* Bồi dưỡng tay nghề:
Đối với trường chuyên nghiệp hiện nay, tay nghề GV phải được nâng cao. Thầy giỏi thì trị mới giỏi. Do đó việc bồi dưỡng cho những GV thực hành có hiệu quả, nhà trường cần tiến hành như sau:
Mời các chuyên gia bồi dường kiến thức thực tế cho GV thực hành các nghề: PLC, thúy lực, khí nén, CNC tiện, CNC phay và tổ chức thi GV giỏi nghề, tổ chức hội thảo, tổ chức dự giờ thực hành của giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo nhà trường bố trí cho GV ở các Ban đi thực tế tại các nhà máy để rèn nghề.
Cử GV đi thực tập tay nghề tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Cử GV đi thực tập tay nghề tại Đức. Bồi dường cho GV đi thi GV giỏi tay nghề tồn quốc. 3.2.2.3- Chímh sách tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch 5 năm (2001-2005) về hướng phát triển qui mơ các loại hình đào tạo, kế hoạch tuyển sinh hàng năm được giao, nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể về ĐNGV nhằm tránh tình trạng vừa thừa, vừa thiếu GV do khơng có quy hoạch, gây lãng phí. Đảm báo tính kế thừa ở ba độ tuổi để không bị hụt hẫng khi có GV nghỉ hưu hoặc chuyển cồng tác, nhà trường đã
tăng số lượng GV cơ hữu trẻ để bồi dưỡng sẩn sàng đáp ứng thay thế khi có nhu cầu.
Do số lượng HS quá lớn so với số GV cơ hữu nên dẫn đến tình trạng GV dạy quá tải rất cao. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong những năm tới một số GV lớn tuổi về hưu, một số khác chuyển công tác, đi học tập nâng cao trình độ, do đó nhà trường phải có kế hoạch bổ sung GV cho các đơn vị kịp thời.
Căn cứ vào số lượng gần 3000 HS trong năm học 2001-2002 thì nhà trường cần phải bổ sung khoảng 32 GV trong năm học 2001-2002 để đáp ứng yêu cầu. Cụ thể như sau:
- Văn hóa : 3 - Chính trị : 2 - Tin học : 2 - Kỹ thuật cơ sở : 10 - Điện tử : 6 - Điện xí nghiệp : 5 - Điện lạnh : 4 - Cơ khí : 5 - Sữa chữa ô tô : 4 - Nữ công : 3
- QLGD HS : 2
Nhà trường nên kiến nghị với cấp có thẩm quyền cho phép giữ HS tốt nghiệp loại giỏi để đào tạo tiếp thành GV dạy nghề như đã thực hiện trong thời gian qua, đồng thời có chế độ thu hút các kỹ SƯ, công nhân bậc cao ở các nhà máy, xí nghiệp,... làm GV thỉnh giảng dạy thực hành nghề và hướng dẫn HS thực tập tốt nghiệp tại nơi công tác của họ.
trường bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo.