Năng lực, trình độ chun mơn, trình độ nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 27 - 30)

1.3.3-Yêu cầu đối với người GV:

1.3.3.2- Năng lực, trình độ chun mơn, trình độ nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên.

phạm của người giáo viên.

a.Trình độ chun mơn:

Người GV trước hết phải là người có trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghề nghiệp đáp ứng những yêu cầu địi hỏi của học sinh. HS có hiểu biết khá nhiều về môn học qua sách vở, tài liệu, báo chí, truyền hình. Vì vậy, GV phải giỏi, un thâm về lĩnh vực chuyên mơn của mình với đủ sức thuyết phục, HS mới say mê tìm tịi, sáng tạo trong học tập. Do vậy, GV giỏi là phải nghiên cứu, đọc thêm sách báo, thu thập tư liệu để làm giàu trí thức của mình.

Ngồi kiến thức chun mơn ra cịn một vấn đề quan trọng đó là kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật, khả năng ứng xử, giao tiếp,... những kiến thức này giúp cho GV giải quyết tốt các tình huống nghiệp vụ do yêu cầu thực tế đặt ra. Người GV phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi đó là điều kiện đầu tiên, là điều kiện tiên quyết, bắt buộc trước khi lên bục giảng.

b.Nghiệp vụ sư phạm:

Trình độ nghiệp vụ sư phạm là những kiến thức khoa học giáo dục, tâm lí học và phương pháp dạy học. Cụ thể, GV phải có những tri thức sau:

+ Tri thức chung về sư phạm và phương pháp giải dạy: là những tri thức chung bao gồm giá trị của nghề sư phạm những yêu cầu đối với người làm

nghề sư phạm và phát triển của các tư tưởng giáo dục trong lịch sử nhân loại, các kiến thức về giáo dục học và tâm lí học.

Để tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho HS có hiệu quả và đạt chất lượng cao, người GV phải nắm vững bản chất các hoạt động học tập và giáo dục, quá trình tổ chức các hoạt động, cách đánh giá chất lượng học tập và giáo dục học sinh. GV phải nắm vững phương pháp giảng dạy để lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp và biện pháp phù hợp với các đối tượng và nội dung bài giảng của môn học.

+ Trí thức tạo tiềm lực và phương tiện dạy học được thể hiện ở lí luận dạy học, lí luận giáo dục tổ chức quản lý q trình đào tạo, đó là những mơn học đặc trưng cho nghề dạy học, mà thiếu nó khơng thể dạy học có hiệu quả.

+Người thầy phải biết rõ tác dụng của phương tiện dạy học để nối liền lí luận với thực tế, để vai trò của phương tiện dạy học ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của giờ giảng. Có các phương tiện dạy học, GV mới khắc phục được tình trạng dạy chay và dần dần sưu tầm, bổ sung, hoàn thiện các phương tiện dạy học của mình.

c.Năng lực sư phạm:

Năng lực sư phạm của GV hình thành trên cơ sở các tri thức khoa học giáo dục và tâm lí học được thể hiện ở những kĩ năng sau:

+ Kĩ năng chuẩn bị bài giảng và tiến hành bài giảng:

GV xác định mục đích yêu cầu và các kiến thức cơ bản của giờ giảng, chọn lựa sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cần thiết, lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với trình độ của học sinh.

GV tổ chức tốt hoạt động từ đầu đến khi hết tiết học: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố kiến thức và hướng dẫn cho HS nội dung và phương pháp tự học tập, làm bài tập và thực hành. Người GV phải độc lập giải quyết vấn đề trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn.

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã được thể hiện trong giáo án, GV so sánh, đối chiếu, nhận xét, đánh giá việc thực hiện bài giảng của mình của đồng nghiệp để thấy những thành cơng, những mặt tốt, những mặt cịn tồn tại đế rút kinh nghiệm và tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa.

Người GV phải có khả năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiêm trong q trình tổ chức giảng dạy có hiệu quả.

+ Kĩ năng tổ chức:

Kĩ năng tổ chức giữ một vị trí quan trọng trong số những kĩ năng cơ bản tối thiểu cần phải có của mỗi GV THCN. Kĩ năng này bao gồm những hoạt động có liên quan đến việc tổ chức giờ lên lớp lí thuyết, làm bài tập, thực hành thí nghiệm, xê-mi-na. Kĩ năng tổ chức địi hỏi GV nắm vững qui trình kĩ thuật trong việc tổ chức bất kỳ một hoạt động giáo dục nào. GV phải nêu yêu cầu nhiệm vụ, để HS tìm biện phải giải quyết, người thầy phải theo dõi, điều chỉnh kiểm tra, đánh giá việc làm của học sinh.

+ Kĩ năng giao tiếp sư phạm:

Kĩ năng giao tiếp không thể thiếu trong công tác giảng dạy của người GV THCN. Kĩ năng này bao gồm những hành động liên quan đến việc xác lập có tính chất sư phạm - những mối liên hệ, quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Kĩ năng giao tiếp thể hiện trong việc đánh giá, phát hiện nhu cầu của đối tượng để xử lí, giải quyết hài hòa. Kĩ năng giao tiếp của GV thể hiện ở sự lịch thiệp trong ứng xử sư phạm. Sự lịch thiệp trong ứng sử sư phạm là sự săn sóc ân cần của GV đối với học sinh, nó được thể hiện trong mối quan hệ thầy trị hàng ngày. Chính sự lịch thiệp giúp cho GV kết hợp hài hòa yêu cầu cao đối với HS và thái độ ân cần chu đáo, biểu hiện sự tôn trọng nhân cách của HS và sự tin tưởng vững chắc vào kết quả khả quan của công tác giảng dạy.

Tóm lại, năng lực sư phạm là hết sức quan trọng, được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện, thực hành ở trường Đại học Sư phạm và trong công tác giảng dạy. Nhờ năng lực sư phạm người GV vững tâm lên lớp và những kiến thức truyền đạt sẽ được HS tiếp thu nhanh, vận dụng nhuần

nhuyễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh​ (Trang 27 - 30)