Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tăng/ giảm Tỷ trọng Thực hiện Tăng/giảm Tỷ trọng Theo khách hàng KHCN 50,01 80,88% 85,1 70,17% 66,21% 109,760 28,98% 49,05% KHDN 11,82 19,12% 43,44 267,51% 33,79% 114,030 162,50% 50,95% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 33,15 53,61% 66,92 101,87% 52,06% 87,007 30,02% 38,88% Trung dài hạn 28,43 45,98% 61,62 116,74% 47,94% 136,78 121,98% 61,12% Theo đồng tiền VNĐ 61,83 100,00% 128,54 107,89% 100,00% 223,790 74,10% 100.00% Ngoại tệ 0 0,00% 0 0,00% 0,00% 0 0,00% 0,00% Phân loại nợ Nợ đủ tiêu chuẩn 61,83 100,00% 128,54 107,89% 100,00% 223,790 74,10% 0,00% Nợ nhóm2, nợ xấu 0 0,00% 0 0,00% 0,00% 0 0,00% 100,00% Tổng dư nợ 61,83 100,00% 128,54 107,89% 100,00% 223,790 74,10% 100%
Kết quả hoạt động dịch vụ tín dụng của Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện trong bảng 2.4 ở trên:
Qua phân tích bảng tổng hợp kết quả cho thấy, tổng dư nợ của toàn chi nhánh tăng đều đặn qua các năm. Năm 2016 dư nợ đạt 61,83 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch được giao. Đến 31/12/2017, chi nhánh đạt 128,54 tỷ dư nợ, tăng 108,89% so với 31/12/2016 và tính đến cuối tháng 12/2018 tổng dư nợ Vietinbank Vân Đồn đạt 223,790 tỷ đồng, tăng 74,10% so với 2017. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của các ngân hàng trong tỉnh Quảng Ninh (mức trung bình là 15,4%).
Theo cơ cấu khách hàng qua các năm cho thấy, tỷ trọng dư nợ của KHCN trên tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng. Tính đến cuối 2017, dư nợ cá nhân tăng 70,17% so với cuối năm trước, chiếm tỷ trọng 66,21%. Cuối 2018, dư nợ KHCN vẫn tiếp tục tăng so với cùng thời điểm năm 2017, tăng 28,98%, chiếm tỷ trọng 49,05%. Có thế thấy, tỷ trọng dư nợ KHCN luôn ở mức cao xấp xỉ hoặc trên 50%, tuy nhiên tỷ trọng này giảm dần qua các năm (31/12/2016 chiếm 80,88%, 31/12/2017 còn 70,17% và đến 31/12/2018 chỉ còn 49,05%). Tỷ trọng dư nợ KHDN tăng nhanh là do từ năm 2017 Vietinbank Vân Đồn tham gia cho vay dự án đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn của công ty Cổ phần BOT Biên Cương cùng với 05 chi nhánh Vietinbank trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, dư nợ của dự án này tăng mạnh qua các năm (năm 2016 là 20 tỷ đồng, năm 2017 là 58,89 tỷ đồng).
Thực tế chi nhánh vẫn tập trung đẩy mạnh phát triển dư nợ KHCN do xuất phát từ đặc điểm của địa bàn và cũng để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng. Đây cũng là chiến lược chung của Vietinbank giao cho các chi nhánh theo mục tiêu của ngân hàng bán lẻ hiện đại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng cá nhân hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho chi nhánh là trăn trở của Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc nỗ lực tìm giải pháp và công cụ thực hiện.
Với cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh có xu hướng tăng cao trong năm 2015, tính đến 31/12/2017 tăng 101,87% so với cùng kỳ 2016 (từ 33,15 tỷ đồng tăng lên 66,92 tỷ đồng). Việc
phân tích cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho thấy chi nhánh đã tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh, thời hạn vay không quá 12 tháng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên nhìn vào bảng phân tích ta thấy cuối năm 2018 cơ cấu dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng chậm, tăng 38,88% so với cuối năm 2017. Nhìn chung, cơ cấu dư nợ phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh (nguồn vốn huy động có kỳ hạn không quá 12 tháng chiếm tỷ lệ cao).
Với cơ cấu dư nợ theo đồng tiền thì toàn bộ dư nợ của chi nhánh đều là VNĐ, không có dư nợ ngoại tệ. Địa bàn huyện đảo Vân Đồn nằm trong khu vực không phát triển hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy, cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đồng tiền như trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong tương lai gần, khi Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đi vào phát triển hơn nữa và khu vui chơi giải trí phức hợp Vạn Yên hoàn thiện và đi vào hoạt động, chi nhánh sẽ xem xét việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay bằng ngoại tệ.
Về chất lượng tín dụng, năm 2018 chi nhánh chưa xảy ra bất kì trường hợp khách hàng nợ nhóm 2 hay nợ xấu cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng và lựa chọn khách hàng có uy tín, quản lý tốt khoản vay sau giải ngân.
Đối với dư nợ của KHCN theo các sản phẩm dịch vụ tín dụng cụ thể thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Dư nợ theo các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Số thực hiện Tỷ trọng Số thực hiện Tỷ trọng Số thực hiện Tỷ trọng
Cho vay tiêu dùng 33,2 66,39% 38,93 45,75% 47,19 42,99%
Cho vay kinh doanh 16,56 33,11% 45,2 53,11% 60,93 55,51%
Cho vay khác 0,25 0,50% 0,97 1,14% 1,64 1,49%
Tổng dư nợ 50,01 100 % 85,1 100 % 109,76 100%
Số liệu cơ cấu dư nợ tín dụng của dịch vụ cho vay KHCN cho thấy khi chi nhánh mới bước vào hoạt động thì những khách hàng vay của chi nhánh chủ yếu là để phục vụ mục đích tiêu dùng thể hiện dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN đạt 33,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66,39%. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2017, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao, tỷ trọng cũng giảm dần xuống dưới 50%. Dư nợ cho vay kinh doanh KHCN 31/12/2016 đạt 16,56 tỷ đồng, chiếm 33,11%. Đến 31/12/2017 tỷ trọng dư nợ vay kinh doanh KHCN đã tăng nhanh lên mức 53,11% và cùng kỳ năm 2016 đạt 55,51%. Cho vay khác (cho vay tiêu dùng thẻ tín dụng) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ KHCN, tính đến 31/12/2018, cho vay khác chiếm 1,49% tổng dư nợ KHCN. Có thể nói, cơ cấu dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh biến động theo xu hướng khả hợp lý, khi chi nhánh mới bước vào hoạt động thì các khách hàng tìm đến sử dụng sản phẩm tín dụng chủ yếu là để phục vụ mục đích tiêu dùng, các hộ kinh doanh lớn, lâu đời trên địa bàn thường là đang vay tại Agribank Vân Đồn. Nhưng đến năm 2017 chi nhánh dần khẳng định được uy tín, mức lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng cùng địa bàn thì các khách hàng kinh doanh có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm tín dụng của chi nhánh, đây chính là nguyên nhân làm cho dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh KHCN tăng nhanh. Điều này cho thấy chi nhánh đã dần phát huy thế mạnh về nguồn lực của mình để phát triển dư nợ KHCN theo hướng tập trung đẩy mạnh phát triển dư nợ cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp hiệu quả vào việc làm tăng doanh thu của chi nhánh. Đây cũng chính là loại hình dịch vụ mang lại lợi nhuận lớn và cũng là hoạt động có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao đối với các NHTM.
Bảng 2.6: Dư nợ bình quân KHCN tại VietinBank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thực hiện Tăng/giảm Thực hiện Tăng/giảm Thực hiện Tăng/giảm
33,42 57,32% 55,72 66,72% 85,13 52,78%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 của Vietinbank Vân Đồn)
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy dư nợ bình quân chi nhánh trong năm 2016 là 33,42 tỷ đồng. Năm 2017, đạt 55,72 tỷ dư nợ bình quân, tăng 66,72% so với năm trước và đến năm 2018 con số này đạt 85,13 tỷ đồng, tăng 52,78%. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 59,34%. Có thể thấy, nhìn vào số thực hiện dư nợ bình quân của chi nhánh còn khá nhỏ, tuy nhiên với đặc thù địa bàn Huyện Vân Đồn, đây cũng có thể coi là một con số đáng khích lệ trong hoạt động phát triển sản phẩm tín dụng dành cho KHCN của Chi nhánh.
Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Huyện Vân Đồn là huyện đảo đang phát triển, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch... Vân Đồn là một thị trường tiềm năng cho chi nhánh phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tín dụng kinh doanh dành cho KHCN như: cho vay kinh doanh cho các hộ nuôi trồng, kinh doanh thủy hải sản; xây nhà nghỉ khách sạn phục vụ du lịch ở các tuyến đảo Quan Lạn, Cô Tô và các sản phẩm dịch vụ khác. Do vậy, Vietinbank Vân Đồn cần tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có, nhanh chóng lên kế hoạch tiếp cận và xây dựng hoàn thiện các gói sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng tiềm năng này. Việc tập trung dư nợ vào nhóm KHDN có doanh số cho vay lớn, thu lợi nhuận cao thường tiềm ẩn rủi ro lớn khi chịu biến động của nền kinh tế. Do vậy, việc triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho KHCN thông thường dư nợ nhỏ lẻ nhưng ổn định và rủi ro thấp, chi nhánh có thể phân tán được rủi ro.