- Những hệ hàng, mặt hàng tận dụng điều kiện kinh doanh chưa sử dụng hết
4. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ TRƯNG BÀY HÀNG HĨA
4.2.2. Những biến số của việc bố trí hàng theo tuyến
Chiều dài của tuyến hàng cho mỗi mặt hàng đã được xác định. Các mĩn hàng cần phải được bố trí như thế nào trên tuyến để giới thiệu được với khách hàng? Sự bố trí này cần phải được xem xét trên hai nhĩm yếu tố: thái độ của người mua và lợi ích của ĐB.
Nếu tính đến thái độ của người mua, chúng ta cần phân biệt hai loại sản phẩm: những sản phẩm mà việc mua đã được khách hàng dự tính trước và những sản phẩm chỉ nảy sinh ý đồ mua khi đập vào mắt khách hàng lúc họ đi ngang qua giá hàng. Những sản phẩm nhất thiết phải mua sẽ được bố trí ở đầu mút của giá hàng để lơi kéo khách hàng đi hết chiều dài của giá hàng. Những sản phẩm cần nhắc nhở, ngược lại, sẽ được bố trí giữa các đầu mút. Việc tạo ra “con đường cổ động”, nằm giữa các giá hàng, cụ thể hĩa bằng một sự cắt đứt vật chất, sẽ cho phép nhấn mạnh hiệu quả này.
Các tiêu chuẩn kinh tế địi hỏi chúng ta bố trí những mặt hàng
cĩ khả năng sinh lợi cao nhất vào những vị trí thuận lợi nhất. Những vị trí kém thuận lợi hơn dành cho những sản phẩm cần thiết phải tìm kiếm: những sản phẩm cĩ nhãn hiệu dẫn đạo, những sản phẩm giá rẻ.
Cuối cùng, các tiêu chuẩn này phải căn cứ vào cách bố trí của giá hàng. Hai cách bố trí cĩ thể ứng dụng:
- Cách bố trí theo chiều ngang: Trong đĩ, mỗi ngăn đứng tập trung một loại sản phẩm, các nhãn hiệu khác nhau được bố trí theo chiều ngang trên giá.
- Cách bố trí theo chiều dọc: mỗi ngăn đứng là một nhãn hiệu, các loại sản phẩm khác nhau được bố trí theo chiều ngang trên giá.
Lợi ích của việc bố trí theo chiều dọc là việc dễ đọc được nhãn hiệu của khách hàng nhưng giới hạn của nĩ là buộc họ phải di chuyển nhiều theo chiều dài giá hàng. Đây là lối bày hàng phổ biến của phần lớn các nhà phân phối.