7. Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống và dạng nguyên liệu
7.2.2.3. Kiểm soát độc tố sinh học biển
Giám sát tảo là một công cụ bổ sung có giá trị có thể được sử dụng, kết hợp với việc giám sát độc tố sinh học biển trong mô cơ nhuyễn thể, để tối ưu hóa việc quản lý chương trình và nguồn lợi. Các vùng nuôi cũng cần được giám sát những dấu hiệu môi trường về sự có mặt của độc tố, như các loài chim, động vật có vú, hoặc cá, đã chết hoặc sắp chết. Nguy cơ bùng nổ tảo độc có thể cho thấy tính khác nhau về mùa và vùng có thể bị ảnh hưởng do tảo độc mà trước đó chưa được biết đến trong vùng biển xung quanh hoặc nước ven bờ. Những nguy cơ này cần được xác nhận khi xây dựng các chương trình giám sát.
Điều quan trọng cần nhớ khi sử dụng các loài động vật có vỏ chỉ thị, việc không có độc tố trong những loài này được coi là không có độc tố trong các loài khác sống trong cùng vùng nuôi. Phải kiểm tra xác nhận đối với mỗi loài chỉ thị và đối với mỗi nhóm độc tố trước khi xác định một loài động vật có vỏ đặc thù làm chỉ thị cho vùng nuôi đó.
Cơ quan có thẩm quyền cần đóng cửa ngay và kiểm tra hiệu quả những vùng bị ảnh hưởng khi độc tố sinh học có trong phần ăn được của thịt nhuyễn thể hai mảnh vỏ vượt quá ngưỡng cho phép. Những vùng này sẽ không được mở cửa cho đến khi có điều tra về độc tố sinh học cho thấy thịt của loài này không còn lượng độc tố sinh học gây nguy hại nữa.
Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo ngay những quyết định này cho nhà sản xuất bị ảnh hưởng, các trung tâm xử lý làm sạch và phân phối.
Khi thiết lập chương trình lấy mẫu theo thời gian và không gian, cần xem xét kỹ để bảo đảm vị trí và số điểm lấy mẫu thích hợp. Việc thử nghiệm một độc tố sinh học cụ thể có thể không thích hợp khi độc tố đó đã được chứng minh là không liên quan đến nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong vùng nuôi và vùng thu hoạch. Tần suất lấy mẫu phải đủ để phù hợp với những thay đổi theo không gian và thời gian trong vi tảo, độc tố trong nhuyễn thể và để bao trùm các nguy cơ tăng nhanh về độc tính của nhuyễn thể.
Lấy mẫu đại diện theo không gian
Việc lựa chọn trạm lấy mẫu cho cả loại hình nuôi đáy và nuôi giàn cần căn cứ vào địa điểm với lịch sử từng có độc tính trong các giai đoạn đầu của một yếu tố gây độc. Nhìn chung, để lấy mẫu theo phương pháp đúng về thống kê thì chi phí thường cao. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc lựa chọn trạm lấy mẫu cần bao trùm yếu tố gây độc hoặc nói cách khác là theo “kịch bản xấu nhất” tại vùng nuôi. Điều này cần dựa trên ý kiến chuyên môn, sử dụng các yếu tố sau:
- Tiếp cận các trạm lấy mẫu trong mọi điều kiện thời tiết của quá trình thu hoạch; - Điều mong muốn lấy mẫu vi tảo và độc tố tại cùng trạm lấy mẫu;
- Ngoài các trạm lấy mẫu thường xuyên, cần có các trạm lấy mẫu bổ sung và các trạm lấy mẫu dọc bờ biển;
- Sự phát triển tại thực địa (in-situ) ngay nơi chúng phân bố ban đầu (ví dụ như vi tảo có độc từ các đáy nang);
- Sự nở hoa của tảo độc ven bờ đến tận các vùng nuôi.
Việc lấy mẫu vi tảo thường xuyên thường là lấy một mẫu tổ hợp từ cột nước. Khi yếu tố gây độc đang hình thành hoặc phát triển, cần xem xét lấy mẫu có định hướng với độ sâu nhất định.
Khi lấy mẫu nhuyễn thể có vỏ nuôi giàn, ít nhất phải gồm một mẫu tổ hợp bao gồm động vật thân mềm có vỏ được lấy từ tầng trên cùng, tầng giữa và tầng đáy của dây treo.
Lấy mẫu đại diện theo thời gian
Tần suất lấy mẫu tối thiểu hàng tuần được hầu hết các chương trình giám sát chấp nhận trong những vùng có độc tố xuất hiện thường xuyên và ở nơi diễn ra việc thu hoạch hoặc gần nơi thu hoạch. Quyết định về tần suất lấy mẫu cần dựa trên đánh giá nguy cơ. Số liệu để đưa vào quyết định này có thể gồm các yếu tố như tính thời vụ (độc tố và/hoặc việc thu hoạch), khả năng xâm nhập, thông tin về lịch sử, kể cả số liệu về độc tố và vi tảo, và những tác động của các yếu tố môi trường ví dụ như gió, thủy triều, và dòng chảy v.v...
Các yếu tố và và tần suất lấy mẫu có thể dẫn tới việc bị thay đổi cần được xem xét trong một “Kế hoạch hành động độc tố sinh học” đối với vùng nuôi.
Cỡ mẫu động vật có vỏ
Không có sự thống nhất quốc tế về cỡ mẫu đối với các loài nhuyễn thể khác nhau. Có thể có sự khác biệt lớn về độc tố giữa các cá thể động vật có vỏ. Số lượng động vật có vỏ được lấy mẫu phải đủ để vượt qua sự khác biệt đó. Vì lý do này, số lượng động vật có vỏ trong mẫu, khác với khối lượng thịt của động vật có vỏ, phải là yếu tố dùng để xác định mẫu. Ngoài ra, cỡ mẫu cần đủ để thực hiện phép thử mà đối với chúng mẫu này sẽ được lấy để thực hiện phép thử và động vật có vỏ được lấy mẫu cần phải có kích cỡ như bán trên thị trường.