Chất lượng hoạt động CS GD trẻ MN:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

1.2.4.1. Chất lượng:

Chất lượng là một khái niệm trừu tượng đa chiều đa nghĩa, nĩ phản ảnh nhiều mặt của hoạt động giáo dục, khĩ cĩ một định nghĩa nào duy nhất. Nĩ cĩ thể được xem xét từ các bình diện và các cấp độ khác nhau.

- Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật hoặc sự việc (Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội 1998).

- Chất lượng là mức hồn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dự kiến, các thơng số cơ bản (Oxford pocket Dictionary).

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đĩ khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn (theo Tiêu chuẩn TCVN - ISO 8402).

- Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nĩ là cái gì, là tính tương đối ổn định của sự vật, phân biệt nĩ với các sự vật khác.

- Theo PGS.TS. Lê Đức Phúc (Từ điển Giáo dục học), thuật ngữ “Chất lượng” được hiểu là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc hoặc là cái làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác” [31].

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng giáo dục được hiểu một cách tồn diện với đặc trưng sản phẩm là “con người” với tư cách là kết quả của tồn bộ quá trình đào tạo. Chất lượng giáo dục khơng chỉ đơn thuần là những yếu tố được đo bằng kết quả học tập trong nhà trường, thi cử ở các cấp mà phải phản ánh được mức độ đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục tồn diện: đức, trí, thể, mỹ, lao động và năng lực tư duy sáng tạo, năng động, khả năng thích ứng của

người học với nhu cầu đời sống xã hội, đời sống cộng đồng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử” [14].

Cùng thực hiện mục đích chung của cả hệ thống giáo dục quốc dân nhưng mỗi cấp học, bậc học lại cĩ mục tiêu riêng được thực hiện với những hoạt động cĩ tính đặc thù. Vì vậy, chất lượng giáo dục của mỗi bậc học, cấp học cũng cĩ những điểm đặc trưng, khác với các bậc học, cấp học khác.

1.2.4.2. Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ Mầm non:

Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ MN thể hiện mức độ phát triển mà trẻ em mầm non đạt được so với mục tiêu đề ra ở các độ tuổi và được biểu hiện thơng qua các mặt sau đây (Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, ban hành ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Tiêu chuẩn 5: kết quả CS - GD trẻ mầm non):

1) Trẻ cĩ sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:

a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;

b) Thực hiện được các vận động cơ bản, cĩ khả năng phối hợp các giác quan và vận động, cĩ kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;

c) Cĩ khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, cĩ kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.

2) Trẻ cĩ sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Cĩ sự nhạy cảm, cĩ khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đốn, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;

c) Cĩ một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

3) Trẻ cĩ sự phát triển về ngơn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:

a) Nghe và hiểu được các lời nĩi giao tiếp phù hợp với độ tuổi;

b) Cĩ khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nĩi hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;

c) Biết sử dụng lời nĩi để giao tiếp; cĩ một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.

4) Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, cĩ một số kỹ năng cơ bản và cĩ khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình:

a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi;

b) Cĩ một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi;

c) Cĩ khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.

5) Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đồn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn:

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi;

b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi;

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.

6) Trẻ cĩ ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm chăm sĩc, bảo vệ cây xanh, vật nuơi; cĩ ý thức chấp hành quy định về an tồn giao thơng:

a) Cĩ ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường lớp học, gia đình và những nơi cơng cộng; cĩ nền nếp, thĩi quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi;

b) Quan tâm, thích chăm sĩc, bảo vệ cây xanh và vật nuơi;

c) Cĩ ý thức chấp hành những quy định về an tồn giao thơng đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.

7) Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sĩc và cĩ kết quả tiến bộ rõ rệt:

a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% đối với trẻ bị suy dinh dưỡng; cĩ biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;

b) Tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%;

c) Cĩ ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hịa nhập (nếu cĩ) được đánh giá cĩ tiến bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w