Đổi mới việc huy động và tiếp nhận trẻ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp:

Làm tốt việc huy động và tiếp nhận trẻ là việc làm quan trọng đầu tiên để duy trì và phát triển số lượng trẻ của trường - yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội và cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ. Bởi vì, chỉ khi việc huy động trẻ tốt, đảm bảo sĩ số mới đảm bảo cho nhà trường cĩ đủ chi phí cho việc tổ chức tốt các hoạt động. Mặt khác, sự phân chia trẻ theo độ tuổi đúng yêu cầu quy định, sự đĩn tiếp ban đầu sẽ tạo ấn tượng lâu dài, là điều kiện để trẻ thích nghi một cách nhanh chĩng và thuận lợi với cuộc sống nhà trường và với chương trình CS - GD. Ấn tượng về sự đĩn tiếp cũng tạo ra sự tin tưởng của phụ huynh đối với nhà trường trong việc chăm sĩc, nuơi dưỡng và giáo dục con cái họ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

Quản lý việc huy động và tiếp nhận trẻ đến trường được thực hiện bằng những nội dung và biện pháp cụ thể sau:

- Số lượng trẻ mà trường sẽ tiếp nhận cần được xác định một cách cụ thể trong kế hoạch năm học trên cơ sở nhu cầu gửi con của các gia đình và khả năng thực tế của trường về CSVC, đội ngũ giáo viên,... Tuy nhiên, số lượng trẻ thực sự đến trường lại tuỳ thuộc vào khả năng thu hút của mỗi trường. Việc này phụ thuộc nhiều yếu tố như: nhận thức và niềm tin của phụ huynh, của cộng đồng xã hội đối với chất lượng CS - GD trẻ, điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên, cảnh quan mơi trường sư phạm của trường,... Vì vậy, để thực hiện tốt việc huy động trẻ và quản lý việc tiếp nhận trẻ cần tiến hành các biện pháp sau:

- Yếu tố đầu tiên và cĩ ý nghĩa quyết định là trường phải luơn đảm bảo chất lượng CS - GD trẻ, phải trở thành truyền thống và thương hiệu cĩ uy tín với cộng đồng xã hội, với phụ huynh.

- Hiệu trưởng phải tính tốn kinh phí một cách tiết kiệm và hợp lý, khoa học nhất để đề ra mức học phí mà phụ huynh cĩ thể chấp nhận được nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu thực hiện chất lượng các hoạt động của nhà trường.

- Phải tổ chức được việc quảng bá đúng mức hình ảnh nhà trường trong cộng đồng để phụ huynh nắm được tình hình về đội ngũ giáo viên, CSVC - thiết bị, các hoạt động, mức độ chất lượng giáo dục,... của trường. Điều cần lưu ý là việc quảng bá hình ảnh trường phải phản ánh đúng thực chất chất lượng của nhà trường.

- Phối hợp với UBND các phường làm tốt cơng tác thống kê trẻ trong độ tuổi mầm non (trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi). Đặc biệt chú trọng số lượng trẻ 5 - 6 tuổi, cần động viên gia đình đưa con đến lớp ở tuổi Nhà trẻ. Ưu tiên tuyển sinh trẻ trong địa bàn mình quản lý trước, nhất là trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, trường

MNTT cĩ thể tuyển sinh từ nhiều địa bàn khác nhau. Bên cạnh qui định về học phí cho đa số, trường cần cĩ những qui định về diện miễn, giảm học phí cho trẻ theo một tỷ lệ nhất định. Trường cần cĩ những cam kết cụ thể với phụ huynh ngay từ đầu năm học về chất lượng giáo dục, sĩ số lớp học, định biên GV và bảo mẫu, đặc biệt là tính tốn hợp lý để ổn định về các khoản thu trong năm học ngay từ đầu.

- Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng trẻ của trường trong năm học trên cơ sở tính tốn đầy đủ các yếu tố và các điều kiện thực tế để đảm bảo kế hoạch đề ra cĩ tính khả thi. Cần lưu ý, qui mơ nhĩm, lớp, số trẻ trên lớp là việc làm đầu tiên rất quan trọng đối với các trường thực hiện chương trình GDMN mới, bởi nếu số trẻ quá đơng trên mỗi lớp sẽ ảnh hưởng đến khả năng bao quát, theo dõi sự phát triển từng trẻ của giáo viên. Điều đĩ làm cho hiệu quả CS - GD, cá thể hố trẻ MN, giúp trẻ phát triển năng lực cá nhân bị hạn chế.

- Trước kỳ tuyển sinh, nhà trường cần thơng báo cơng khai để phụ huynh nắm được thủ tục hồ sơ cần thiết khi đưa trẻ vào trường, học phí hàng tháng, một số nội qui khi đưa, đĩn trẻ như thời gian đưa, đĩn trẻ hàng ngày; chỉ cĩ những người thường xuyên đưa trẻ thì mới được đĩn trẻ; khơng được dùng rượu bia trước khi đĩn trẻ; trẻ khơng mang nữ trang, vàng bạc, đá quí, tiền,... đến trường.

- Cần chỉ đạo để tổ chức ngày đĩn trẻ cĩ ấn tượng tốt đối với phụ huynh và trẻ. Điều quan trọng là phải tỏ được thái độ ân cần, sự chu đáo đối với trẻ.

- GV trang trí lớp phù hợp theo từng lứa tuổi của trẻ, nội dung vui vẻ, màu sắc hài hịa phù hợp sở thích ở từng độ tuổi của trẻ. Để khi được cha mẹ đưa đến lớp, trẻ vui thích và muốn đi học mỗi ngày.

- Tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi, tạo mơi trường nhĩm, lớp thân thiện, hấp dẫn trẻ. Cơ thường xuyên gần gũi trẻ để trẻ thêm yêu cơ, yêu bạn và thích đến trường MN nhằm đảm bảo tỷ lệ trẻ đến trường và trẻ chuyên cần cao. Nếu trẻ bị ốm lâu ngày khơng đến lớp, cần phân cơng GV đến thăm hỏi, động viên trẻ và gia đình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w