Mục tiêu quản lý hoạt động CS GD trẻ ở các trường MNTT:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 33)

Mục tiêu quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT cũng như các trường cơng lập đều được Bộ GD&ĐT ban hành các mục tiêu như nhau để tất cả các trẻ em trên tồn quốc đều được thụ hưởng các chế độ CS - GD như nhau. Mục tiêu được cụ thể như sau:

QLGDMN là một bộ phận cấu thành của QLGD. QLGDMN giúp cho việc thực hiện mục tiêu của bậc học mầm non là “Phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi”. Cũng như các bậc học

khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng cĩ mạng lưới quản lý từ cấp Bộ xuống các trường, lớp mầm non [1]. Trong cơng tác quản lý trường MN việc quản lý hoạt động CS - GD là cơng việc trọng tâm, cốt lõi mà việc quản lý các mặt hoạt động khác đều nhằm phục vụ cho hoạt động quan trọng này.

1.3.2.1. Về thể chất:

Nhằm bảo vệ và phát triển sức khoẻ thể chất cho trẻ. Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về cơ thể. Tập cho trẻ một số kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh mơi trường và tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày. Rèn luyện, phát triển các kỹ năng vận động (thơ - tinh) và các tố chất thể lực (nhanh nhẹn, dẻo dai, linh hoạt...), phát triển năng lực của các giác quan. Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết sơ đẳng về dinh dưỡng và an tồn. Chuẩn bị tốt thể lực, sức khoẻ để trẻ bước vào hoạt động học tập cĩ hiệu quả [30]. Ở độ tuổi 5 tuổi, trẻ MN phải đạt được chuẩn về thể chất với các tiêu chí như Chuẩn 1, 2, 3, 4, 5, 6.

1.3.2.2. Về nhận thức:

Nhằm cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về thế giới xung quanh, biết hành động hợp lý trong mơi trường đĩ. Hình thành và phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ (quan sát, phân tích, so sánh, phân loại, khái quát, khả năng giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau). Giúp trẻ hiểu được một số quan hệ nhân quả trong mơi trường gần gũi với trẻ. Hình thành ở trẻ một số kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học tập ở trường phổ thơng: các biểu tượng tốn sơ đẳng, những kỹ năng ban đầu cho việc học đọc, học viết ở lớp một... Phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, khả năng chú ý, tưởng tượng, trí nhớ và tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập [30]. Phải đảm

bảo sự phát triển về nhận thức để trẻ 5 tuổi đạt được các tiêu chí như Chuẩn 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28.

1.3.2.3. Về tình cảm - xã hội:

Nhằm cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về các hiện tượng xã hội xung quanh, từ đĩ giáo dục và hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với cộng đồng và mơi trường xung quanh. Giáo dục trẻ sự tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân. Phát triển ở trẻ ở tính tự lực, biết hành động theo sáng kiến của chính bản thân mình, biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Hình thành ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá tương đối phù hợp. Hình thành ở trẻ nếp sống và hành vi văn hố, biết gần gũi, bảo vệ thành quả lao động của người khác và mơi trường sống, phát triển ở những cảm xúc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp với các tiêu chí cụ thể ở trẻ 5 tuổi như Chuẩn 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13.

1.3.2.4. Về thẩm mỹ:

Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động cĩ mục đích và cĩ hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lịng yêu cái đẹp và đem cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo [30].

1.3.2.5. Về ngơn ngữ:

Hình thành và phát triển ở trẻ các kỹ năng nghe, nĩi cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh. Giúp trẻ biết cách diễn đạt ý nghĩ, mong muốn, yêu cầu, thể hiện tình cảm - cảm xúc của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi người xung quanh. Cho trẻ làm quen với các kỹ năng đọc, viết ban đầu để chuẩn bị vào lớp một. Phát triển ở trẻ hứng thú, sự say mê “đọc” sách, truyện... đồ chữ “viết” [29] như Chuẩn: 14, 15, 16, 17, 18, 19.

Ở một số trường MNTT, nhất là những trường MN quốc tế hoặc cĩ yếu tố quốc tế, việc phát triển ngoại ngữ ở trẻ cĩ một mục tiêu khác rất quan trọng là hình thành ở trẻ khả năng giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (nghe và nĩi). Đây là một mục tiêu đang tranh luận, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tơi cho thấy, việc dạy ngoại ngữ nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Những trẻ ở tuổi Mẫu giáo (3 - 6 tuổi) cĩ khả năng học tốt ngoại ngữ với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hợp lý. Chất lượng dạy học ngoại ngữ ở những trường này cũng là một tiêu chí quan trọng để xác định chất lượng giáo dục trẻ.

Để thực hiện được mục tiêu bậc học, điều quan trọng là chủ thể quản lý phải hướng mọi tác động của mình vào việc hiện thực hĩa mục tiêu, làm cho quá trình CS - GD trẻ đạt được mục tiêu đã xác định, trong đĩ nhiệm vụ hàng đầu là quản lý chất lượng hoạt động CS - GD trẻ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w